I. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
1. Thực trạng suy giảm tài nguyên
- Tài nguyên sinh vật:
+ Đa dạng sinh học suy giảm về số lượng loài và chất lượng hệ sinh thái (rừng, đất ngập nước, rừng núi đá vôi...).
+ Nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng; rừng tự nhiên bị thu hẹp, rừng trồng tăng nhưng chất lượng thấp.
+ Thủy sinh vật giảm do khai thác quá mức và ô nhiễm nguồn nước.
- Tài nguyên nước:
+ Khô hạn, thiếu nước cục bộ tại nhiều nơi, nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm và cạn kiệt.
+ Lượng nước phụ thuộc lớn vào nguồn ngoài lãnh thổ; nước ngầm bị khai thác quá mức.
- Tài nguyên đất:
+ Đất bị suy thoái, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, phèn, ô nhiễm.
+ Nguyên nhân do khai thác rừng quá mức, lạm dụng hóa chất nông nghiệp, thiên tai.
2. Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, quản lý tài nguyên chặt chẽ.
+ Khai thác tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Phát triển, bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng đầu nguồn.
+ Tăng cường giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên trong cộng đồng.
II. Bảo vệ môi trường
1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường
- Không khí:
+ Ô nhiễm nặng ở đô thị lớn (bụi, khí độc, tiếng ồn), lan ra cả làng nghề, vùng nông thôn.
+ Nguyên nhân chủ yếu: công nghiệp, giao thông.
- Nước:
+ Sông ngòi bị ô nhiễm hữu cơ, nhiễm mặn ở cửa sông.
+ Nước ngầm bị ô nhiễm kim loại nặng do nước thải chưa xử lý.
- Đất: Ô nhiễm đất tại khu công nghiệp, vùng chuyên canh nông nghiệp do hóa chất, rác thải, nước thải không kiểm soát.
2. Giải pháp bảo vệ môi trường
+ Xử lý triệt để khí thải, nước thải trước khi thải ra môi trường.
+ Phối hợp giáo dục, tuyên truyền với xử phạt và cơ chế chính sách phù hợp.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch và năng lượng tái tạo.
+ Phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong toàn xã hội.