I. Khái quát
- Vị trí: Vùng cực Nam Tổ quốc, gồm 13 tỉnh/thành, diện tích >40,9 nghìn km².
- Dân số (2021): Khoảng 17,4 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp (0,55%), dân thành thị thấp (26,4%).
- Tiếp giáp: Campuchia, Đông Nam Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan → thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế biển, liên kết vùng.
II. Sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
1. Thế mạnh và hạn chế
a) Thế mạnh:
- Địa hình thấp, bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ → trồng lúa, cây ăn quả, nuôi thủy sản.
- Khí hậu cận xích đạo, mưa nhiều → sản xuất quanh năm.
- Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi – kênh rạch dày đặc → giao thông, sản xuất.
- Sinh vật phong phú: rừng ngập mặn, rừng tràm → phát triển du lịch, sinh thái.
- Biển, đảo rộng lớn, có Phú Quốc, Thổ Chu,… → khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.
b) Hạn chế:
- Bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, triều cường, biến đổi khí hậu.
- Mùa khô thiếu nước ngọt → ảnh hưởng sinh hoạt, sản xuất.
2. Hướng sử dụng hợp lí tài nguyên
- Xây dựng thủy lợi, giữ nước ngọt, ngăn mặn.
- Lai tạo giống chịu mặn/phèn, nâng cao năng suất.
- Khai thác rừng bền vững, kết hợp nông – lâm – thủy sản.
- Phát triển nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, gắn với chế biến, thương hiệu.
- Kết hợp khai thác biển – đảo – đất liền, phát triển kinh tế biển toàn diện
III. Tình hình phát triển một số ngành kinh tế
1. Sản xuất lương thực, thực phẩm
- Lúa: chiếm >50% diện tích/sản lượng lúa cả nước.
- Cây ăn quả: sầu riêng, xoài, quýt,…
- Chăn nuôi: vịt, lợn nhiều. Áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
- Thủy sản:
+ Khai thác: chiếm ~30% sản lượng cả nước.
+ Nuôi trồng: chiếm ~70% sản lượng. Cá tra (Đồng Tháp, An Giang), tôm (Cà Mau, Bạc Liêu,…).
+ Ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn, bảo vệ rừng ngập mặn.
2. Du lịch
- Tài nguyên phong phú: rừng quốc gia (U Minh, Phú Quốc…), chợ nổi, làng nghề, di tích, ẩm thực.
- Du lịch sinh thái, sông nước phát triển.
- Tuyến du lịch liên vùng – quốc gia được mở rộng (gắn TP.HCM – Cần Thơ – Phú Quốc…).