Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

I. Khái quát

- Vị trí địa lí, lãnh thổ:

+ Diện tích hơn 54,5 nghìn km², gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

+ Giáp Lào, Campuchia và các vùng trong nước.

+ Có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội và quốc phòng.

- Dân số:

+ Khoảng 6 triệu người (2021), chiếm 6,1% dân số cả nước.

+ Dân cư đa dạng gồm nhiều dân tộc: Kinh, Ba Na, Ê-đê, Gia-rai,...

+ Tỉ lệ dân thành thị 29%, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao (1,25%)

II. Thế mạnh, hạn chế và tình hình phát triển một số ngành kinh tế

* Cây công nghiệp lâu năm:

- Thế mạnh: đất badan màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, lao động nhiều kinh nghiệm, cơ sở chế biến phát triển, thị trường tiêu thụ rộng.

- Hạn chế: mùa khô kéo dài, địa hình dốc dễ xói mòn, thị trường biến động, cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

- Tình hình phát triển:

+ Vùng chuyên canh lớn nhất nước.

+ Cây trồng chính: cà phê (Robusta ở Đắk Lắk, Đắk Nông; Arabica ở Lâm Đồng), cao su, hồ tiêu, điều, chè.

* Thủy điện và khoáng sản:

- Thủy điện:

+ Thế mạnh: trữ năng lớn, sông chảy qua địa hình cao nguyên xếp tầng.

+ Hạn chế: mùa khô thiếu nước.

Các nhà máy lớn: Ialy, Sê San 3, Buôn Kuốp, Đồng Nai 3,...

- Khoáng sản:

+ Thế mạnh: trữ lượng bô-xit lớn, dễ khai thác.

+ Hạn chế: thiếu lao động kỹ thuật, hạ tầng khó khăn.

+ Phát triển: tổ hợp bô-xit – a-lu-min Tân Rai và Nhân Cơ, sản lượng tăng đều, chủ yếu xuất khẩu.

* Lâm nghiệp:

- Thế mạnh: diện tích rừng lớn, đa dạng sinh học cao, nhiều loài gỗ và dược liệu quý.

- Hạn chế: mùa khô dễ gây cháy rừng.

- Phát triển: chú trọng bảo vệ rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng, phát triển chế biến lâm sản, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

* Du lịch:

- Thế mạnh: nhiều cảnh quan đẹp và văn hóa độc đáo.

- Hạn chế: mùa mưa kéo dài, giao thông chưa đồng bộ.

- Phát triển: lượng khách tăng, doanh thu du lịch cải thiện, các điểm nổi bật: Đà Lạt, Măng Đen, lễ hội Cồng chiêng,...