I. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ
1. Quy mô và gia tăng dân số
- Dân số đông: ~98,5 triệu (2021), xếp thứ 3 Đông Nam Á, thứ 15 thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhờ chính sách dân số hiệu quả.
* Tác động:
-Tích cực: Lao động dồi dào, thị trường lớn.
- Tiêu cực: Gây áp lực về việc làm, y tế, giáo dục, môi trường.
2. Cơ cấu dân số
- Theo tuổi và giới tính:
+ Xu hướng già hóa dân số, tăng người ≥65 tuổi.
+ Tỉ số giới tính cân bằng (99,4 nam/100 nữ), nhưng mất cân bằng khi sinh (112 bé trai/100 bé gái).
- Theo dân tộc:
+ Có 54 dân tộc; dân tộc Kinh chiếm >85%.
+ Việt kiều: >5,3 triệu người, là nguồn lực phát triển.
+ Đa dạng văn hóa → lợi thế, nhưng phát sinh chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc.
3. Phân bố dân cư
- Mật độ dân số: 297 người/km² (2021).
+ Đông nhất: Đồng bằng sông Hồng (1091 người/km²).
+ Thưa nhất: Tây Nguyên (111 người/km²).
- Dân thành thị chiếm 37,1%; dân nông thôn 62,9%.
- Phân bố chưa hợp lí → gây khó khăn trong khai thác, quản lí, quy hoạch.
II. CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ
1. Chiến lược dân số
+ Giữ vững mức sinh thay thế, giảm chênh lệch vùng miền.
+ Giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
+ Tận dụng cơ cấu dân số vàng, thích ứng già hóa dân số.
+ Phân bố dân cư hợp lí, gắn với quốc phòng.
+ Hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.
2. Giải pháp cụ thể
+ Quản lý nhà nước hiệu quả, chính sách phù hợp với thực tiễn.
+ Phát triển mạng lưới dịch vụ dân số chất lượng.
+ Tuyên truyền, giáo dục toàn dân về dân số.
+ Lồng ghép yếu tố dân số vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế trong công tác dân số.