Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Mở đầu

Câu hỏi Mở đầu SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 61): Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây hậu quả gì đối với cơ thể?
Trả lời:
– Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa làm cản trở sự lưu thông máu chứa oxy đi nuôi dưỡng tim và các cơ quan khác của động mạch. Tùy vào vị trí mạch bị hẹp hoặc tắc, sự vận chuyển các chất và khí trong cơ thể bị ảnh hưởng, khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau đột ngột ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. 
– Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và thậm chí và thậm chí là có thể gây tử vong.

II. Các dạng hệ tuần hoàn

Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 63): Nghiên cứu Hình 10.1 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Trả lời:
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở: Tim bơm máu vào động mạch, máu từ động mạch chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Sau khi thực hiện trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, máu trở về tim theo các ống góp.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.
- Đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn kín: Tim bơm máu vào động mạch. Máu chảy liên tục trong mạch kín từ động mạch qua mao mạch để thực hiện trao đổi chất với tế bào cơ thể, rồi theo tĩnh mạch trở về tim.
→ Khái niệm hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 63): Nghiên cứu Hình 10.2 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá xương và hệ tuần hoàn kép của Thú, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Trả lời:
- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.
- Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.

III. Cấu tạo và hoạt động của tim

Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 64): Van tim có vai trò như thế nào trong tuần hoàn máu?
Trả lời:
- Van tim cho máu đi theo một chiều. Khi van ba lá và van hai lá mở, máu chảy từ hai tâm nhĩ vào hai tâm thất. Khi van động mạch phổi mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi. Khi van động mạch chủ mở, máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 64): Hệ dẫn truyền tim có vai trò như thế nào đối với hoạt động của tim và tuần hoàn máu?
Trả lời:
- Hệ dẫn truyền tim hoạt động như sau: Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His, rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co.
→ Hệ dẫn truyền tim có vai trò giúp tim tự động co dãn nhịp nhàng, đảm bảo sự lưu thông máu trong hệ mạch.

V. Điều hòa hoạt động tim mạch

Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 67): Quan sát Hình 10.7, giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu.
Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Trả lời:
- Do hoạt động co dãn của tim theo chu kì nên máu được bơm vào động mạch theo từng đợt và tạo ra huyết áp thâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ứng với tâm thất co, huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ứng với tâm thất dãn.
- Trong suốt chiều dài của hệ mạch, từ động mạch chủ đến mao mạhc và tĩnh mạch chủ, có sự biến động rõ rệt về huyết áp. Trong hệ mạch, huyết áp giảm gần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch. Huyết áp giảm dần là do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử máu với nhau khi máu chảy trong hệ mạch.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 67): Quan sát Hình 10.8, sau đó trả lời các câu hỏi sau:
a) Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?
b) Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu.
Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Trả lời:
a) Vận tốc máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tăng dần từ mao mạch đến tính mạch. Tổng tiết diện của mao mạhc > Tổng tiết diện của tĩnh mạch > Tổng tiết diện của động mạch.
b) Mối liên hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu: tổng tiết diện của mạch càng lớn thì vận tốc máu càng nhỏ.
Câu hỏi 3 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 67): Tại sao trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch?
Trả lời:
– Trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch vì mao mạch có đường kính 5 – 10 micromet và chiều dài khoảng 0,4 – 2 mm phân nhánh đến khắp các tế bào trong cơ thể tạo ra diện tích khoảng 500 – 700 m2 để thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể.
– Thành mao mạch rất mỏng, cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua. Ngoài ra, ở mao mạch, vận tốc máu chảy chậm tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô.

VI. Ứng dụng

Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 67): Dựa vào tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế, ... về một số bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn, nguyên nhân gây bệnh đó và cách phòng chống. Sau đó kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây:
Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Trả lời:
Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 68): Dựa vào tác động của rượu, bia đối với hoạt động thần kinh, hãy phân tích tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
Trả lời:
– Trong thành phần của rượu, bia chứa ethanol. Khi uống rượu, bia, hàm lượng ethanol đưa vào cơ thể gây ức chế hoạt động thần kinh, não mất đi sự linh hoạt vốn có. Người uống nhiều rượu, bia mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể.
– Người tham gia giao thông có sử dụng ượu, bia, nồng độ cồn trong rượu, bia, tác động vào thần kinh dễ khiến người điều khiển phương tiện không làm chủ được và gây ra tai nạn.
– Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tiêu thụ rượu, bia. Trung bình mỗi năm có khoảng 18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông trong đó có 36,9% ca tai nạn giao thông liên quan đến bia rượu. Số lượng người tử vong khi tham gia giao thông có sử dụng rượu bia ngày càng tăng lên.
=> Bởi vậy, việc ban hành quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là cần thiết để góp một phần bảo vệ tính mạng của người dân, ngăn chặn nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông.

Luyện tập và Vận dụng

Bài tập 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 68): Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?
Trả lời:
– Tại vòng tuần hoàn phổi, máu đi từ mao mạch phổi về tim. Tại tĩnh mạch phổi, oxy từ các phế nang trong phổi sẽ xuyên qua thành mao mạch để vào máu. CO2, chất thải của quá trình trao đổi chất, đi từ máu vào phế nang và đi ra khỏi cơ thể qua hoạt động thở. Máu vừa được nhận khí O2 và thải khí CO2 nên dòng máu đang có nồng độ O2 cao hơn.
– Ở tĩnh mạch chủ dòng máu đi từ các cơ quan về tim. Trước khi máu đổ vào tĩnh mạch chủ, tại mao mạch ở cơ quan, máu đã trải qua quá trình trao đổi khí với các tế bào. Các cơ quan sử dụng và thải khí COnên ở tĩnh mạch chủ có nồng độ O2 thấp hơn => Máu ở tĩnh mạch chủ là máu nghèo O2.
Bài tập 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 68): Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật:
Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10: Tuần hoàn ở động vật
Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật. Tại sao nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật?
Trả lời:
– Quan sát bảng, ta thấy nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể (những loài động vật có kích thước càng lớn thì nhịp tim càng chậm).
– Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật vì:
+ Mỗi loài có nhu cầu về sự vận chuyển các chất trong cơ thể khác nhau do chúng có đặc điểm cấu tạo, quá trình thực hiện các hoạt động sống (trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,…) khác nhau. 
+ Động vật có kích thước cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ S/V (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể) càng lớn, do đó chúng có quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn → nhu cầu oxy cao, nhịp tim và nhịp thở tăng. Ngược lại, động vật có kích thước cơ thể lớn thì tỉ lệ S/V càng nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn → nhu cầu oxy thấp, nhịp tim chậm.
Bài tập 3 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 68): Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào?
Trả lời:
– Khi luyện tập thể dục, thể thao nhịp tim sẽ tăng lên và quay lại trạng thái bình thường khi nghỉ ngơi. Những người thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao có cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn dẫn đến tăng thể tích tâm thu.
– Nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây do lưu lượng tim vẫn giữ nguyên đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cơ thể. Từ đó giúp tim không phải họat động quá nhiều và gia tăng tuổi thọ so với người lười hoạt động.
Bài tập 4 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 10 (trang 68): Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Trả lời:
– Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày hoặc có thể tập 10-15 phút/lần, vài lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tim và hệ tuần hoàn. Ngoài ra, hoạt động thể chất giúp kiểm soát cân nặng của bạn và giảm nguy cơ phát triển các rối loạn như huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao.
– Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh: Giảm đồ chiên rán, tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho hệ tuần hoàn bao gồm trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt;…
– Không sử dụng các chất kích thích, có hại cho sức khỏe: Nói không với thuốc lá, rượu, bia,…
– Duy trì trọng lượng cơ thể: Thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng bất lợi lên hệ tuần hoàn và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn, tim mạch. Vì vậy cần duy trì cân nặng của cơ thể, tránh các loại thực phẩm chế biến, thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và chất béo dạng chuyển hóa không tốt cho cơ thể.
– Giữ tinh thần thoải mái, giảm stress, lo âu: Trạng thái căng thẳng, stress làm giảm khả năng lưu thông tuần hoàn. Tập yoga, nghe nhạc, đi dạo, ngồi thiền, hoặc làm điều bản thân thích khiến tinh thần thoải mái, thư giãn giúp chức năng của hệ thống tuần hoàn sẽ được cải thiện.