Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 19: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Mở đầu

Câu hỏi SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 19 (trang 125): Tại sao một hạt cây có thể phát triển thành một cây xanh, trứng thụ tinh có thể phát triển thành một con vật?
Trả lời:
- Mọi sự phát triển của sinh vật đều dựa trên quá trình sinh trưởng và phát triển, trong đó thông tin di truyền từ bố và mẹ đóng vai trò quan trọng, nhưng cũng liên quan đến khả năng chuyển hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Một hạt cây có thể phát triển thành một cây xanh, trứng thụ tinh có thể phát triển thành một con vật là do chúng đều mang thông tin di truyền từ bố và mẹ, giúp chúng trải qua các quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

II. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

Dừng lại và suy ngẫm
Câu hỏi SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 19 (trang 126): Sinh trưởng và phát triển có quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
– Quá trình phát triển bao gồm những thay đổi mà một cơ thể sinh vật trải qua suốt chu kì sống của nó. Trong quá trình phát triển, các quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào va phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau.
– Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử. Hợp tử phân bào tạo thành nhiều tế bào, các tế bào biệt hóa hình thành các cơ quan và hình dáng của sinh vật non. Sinh vật non trải qua quá trình sinh trưởng lớn dần lên. Khi cơ thể sinh trưởng đạt đến kích thước và khối lượng nhất định thì có sự biến đổi về chất, một nhóm tế bào phân hóa hình thành cơ quan sinh sản, tiền đề cho quá trình hình thành giao tử và hợp tử.

III. Vòng đời và tuổi thọ của sinh vật

Dừng lại và suy ngẫm
Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 19 (trang 128): Phân biệt vòng đời và tuổi thọ. Cho ví dụ về vòng đời của một số loài sinh vật.
Trả lời:
* Phân biệt vòng đời và tuổi thọ
– Vòng đời:
+ Khái niệm: là khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo ra cá thể mới, già đi rồi chết.
+ Đặc điểm: Các cá thể cùng loài có vòng đời giống nhau.
– Tuổi thọ: 
+ Khái niệm: Tuổi thọ của sinh vật là thời gian sống của một sinh vật. Tuổi thọ của một loài sinh vật là thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài.
+ Đặc điểm: Các các thể cùng loài có thể có tuổi thọ khác nhau.
* Ví dụ về vòng đời của một số loài sinh vật:
– Ếch: ếch trưởng thành sinh sản, già và chết => Trứng đã thụ tinh => Phôi phát triển từ hợp tử => Nòng nọc => Nòng nọc mọc chân => Ếch con chưa tiêu biến đuôi => ếch trưởng thành sinh sản, già và chết.
– Con người: Trứng => Phôi => Sinh sản => Trẻ em => Thiếu nên => Người trưởng thành => Giai đoạn lão hóa.
– Cây thông: Cây non => cây trưởng thành => nón đực mang tinh tử và nón cái mang noãn bào, hợp tử, phôi trong hạt.
– Cây đậu: Hạt => hạt nảy mầm => cây mầm => cây non => cây trưởng thành => cây ra hoa và tạo quả.
– Chuồn chuồn: Trứng => Nhộng => Chuồn chuồng trưởng thành sinh sản, già và chết.
– Chấu chấu: Trứng => Nấm mồi => Châu chấu trưởng thành sinh sản, già và chết.
– Cá chép: Trứng => Cá bột => Cá thành niên => Cá trưởng thành và sinh sản
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 19 (trang 128): Hiểu biết về vòng đời của thực vật và động vật đem lại lợi ích gì?
Trả lời:
– Hiểu biết về vòng đời của cây để đưa ra các biệp pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn như bón phân, tưới nước, phòng dịch bệnh, … nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất về lá, hoa, củ, quả, hạt.
+ Ví dụ: tưới đủ nước, giữ đủ độ ẩm của đất để hạt cây nảy mầm, cung cấp đủ phân, nước, ánh sáng để cây non lớn nhanh, tạo nhiều cành, lá.
– Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn, nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất về thịt, trứng, sữa, các sản phẩm động vật (nhung hươu, tơ tằm, …).
+ Ví dụ: cho ăn cùng một lượng thức ăn nhưng gà ở giai đoạn từ gà con đến trưởng thành sẽ cho khối lượng thịt nhiều hơn gà ở giai đoạn đã trưởng thành.
– Hiểu biết về vòng đời của động vật gây hại cho thực vật, động vật và người để đưa ra các biện pháp phòng chống, tiêu diệt chúng một cách hiệu quả.
+ Ví dụ: Sử dụng thuốc diệt sâu bướm phá hoại cây xanh; tiêu diệt muỗi ở giai đoạn bọ gây bằng cách cho hóa chất vào nước hoặc loại bỏ các vũng nước đọng nơi muỗi có thể đẻ trứng, …

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 19 (trang 128): Tìm thêm ví dụ về vòng đời của một số động vật gây hại cho người, cây trồng và vật nuôi, từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ chúng.
Trả lời:
* Ví dụ về vòng đời của một số động vật gây hại cho người, cây trồng và vật nuôi:
– Muỗi: 
+ Vòng đời của muỗi trải qua các giai đoạn: Trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi tiền trưởng thành, muỗi trưởng thành.
→ Biện pháp phòng trừ muỗi: loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào đó hay tiêu diệt ấu trùng, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, trồng cây đuổi muỗi, sử dụng đèn bẫy muỗi,…
– Bướm sâu:
– Vòng đời của bướm sâu trải qua các giai đoạn: Trứng, sâu, nhộng, bướm trưởng thành.
→ Biện pháp phòng trừ sâu gây hại: Tiêu diệt trước thời điểm đẻ trứng; tiêu diệt sâu hại bằng cách sử dụng thiên địch; tiêu diệt bướm bằng đèn bẫy;…
– Châu chấu:
+ Vòng đời của châu chấu trải qua các giai đoạn: Trứng, nấm mồi, châu chấu trưởng thành.
→ Biện pháp phòng trừ: Dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng hoặc sơn bờ ruộng. Theo dõi sát tình hình mật độ châu chấu (cào cào) trên lúa mùa, nếu mật độ cao có thể tổ chức phát động nông dân dùng vợt bắt trước khi vào vụ sản xuất.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 19 (trang 128): Mỗi người cần làm gì để nâng cao tuổi thọ?
Trả lời:
– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lí, khoa học; ăn đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt;…
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan khỏe mạnh. Ít vận động khiến cơ thể trì trệ, dễ mắc bệnh.
– Khám sức khỏe định kì, phòng chữa bệnh kịp thời.
– Lối sống lành mạnh, thái độ sống tích cực, lạc quan, không nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma túy, … giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; các chất độc hại; thuốc trừ sâu, bụi phóng xạ;…