BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Mục đích
- Quan sát được kĩ thuật bấm ngọn, tỉa cành
- Đánh giá ảnh hưởng của hormone đến sinh trưởng, phát triển của thực vật
- Tính được tuổi của cây
2. Kết quả và giải thích
- Sau khi cắt bỏ đỉnh chồi thì các cành bên mọc nhiều hơn sau 2 - 3 tuần thí nghiệm.
- Sau khi tỉa cành, phần cây phía trên mọc tốt hơn, vết cắt ko mọc nhánh mới mà thay vào đó sẽ di chuyển chất dinh dưỡng cho những phần non.
- Tính số tuổi của cây bằng cách đếm từ vòng tối màu đầu tiên xung quanh lõi đến vòng tối cuối cùng sát với phần vỏ cây.
3. Trả lời câu hỏi
Câu hỏi a: Trên cây mùng tơi thí nghiệm có 3 đốt thân, nếu bạn Nam chọn vị trí bấm là dưới đốt thân thứ ba của cây thì bạn Nam có quan sát được kết quả của thí nghiệm không? Giải thích.
Trả lời:
- Trên cây mùng tơi thí nghiệm có 3 đốt thân, nếu bạn Nam chọn vị trí bấm là dưới đốt thân thứ ba của cây thì bạn Nam không quan sát được kết quả của thí nghiệm. Auxin sẽ không được tổng hợp ở vị trí dưới đốt thân thứ ba do hormone này đang được tổng hợp ở các cơ quan sinh trưởng mạnh (như chồi ngọn, lá non,…). Ngoài ra, cây mùng tơi này chỉ có 3 đốt thân, nếu cắt ở dưới đốt thân thứ ba, cây sẽ không còn chồi bên để phát triển → Từ đó ta sẽ không quan sát được kết quả thí nghiệm.
Câu hỏi b: Trên cùng một cây, việc chọn đếm số vòng gỗ trên thân chính với đến số vòng gỗ trên cành của cây để tính tuổi cây, cách nào cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?
Trả lời:
- Trên cùng một cây, việc chọn đếm số vòng gỗ trên thân chính cho kết quả chính xác hơn. Nguyên nhân là do hằng năm, thân chính của cây mỗi năm sẽ tạo thành một vòng gỗ, còn cành cây thì đến khi cây bắt đầu vào giai đoạn trưởng thành sẽ phân thành nhiều nhánh hơn để vươn ra nhận nhiều ánh sáng, có thể cách một thời gian một hoặc vài năm tùy thuộc vào vị trí của cành. Do đó, vòng gỗ của cành sẽ không thể chính xác bằng số vòng trên thân cây chính.