Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 29: Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể

Mở đầu

Câu hỏi SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 29 (trang 185): Sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành nghề trong đời sống của con người.
Trả lời:
- Sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành nghề trong đời sống của con người như Y, dược học, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản,…Bên cạnh đó, cũng mở ra một số ngành mũi nhọn, phát triển mạnh trong tương lai như nông nghiệp công nghệ cao, kĩ thuật rau – hoa công nghệ cao,…

II. Sinh học cơ thể và ngành nuôi trồng thủy sản

Dừng lại và suy ngẫm
Câu hỏi SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 29 (trang 185): Nêu một số hiểu biết về sinh học cơ thể được ứng dụng trong Y học và Thủy sản.
Trả lời:
– Một số hiểu biết về sinh học ứng dụng trong Y học:
+ Là cơ sở cho chuẩn đoán, điều trị bệnh, điều chế thuốc chữa bệnh và nâng cao sức khỏe.
+ Trong Y học thể dục, thể thao, các nghiên cứu về những biến đổi cấu tạo, hoạt động của các cơ quan khi luyện tập, thi đấu giúp vận động viên nâng cao thành tích thi đấu.
+ Đối với ngành Pháp y: Các dấu hiệu tổn thương, nhiễm độc do độc tố, … trên cơ thể là cơ sở để tìm ra nguyên nhân gây bệnh hoặc tử vong.
– Một số hiểu biết về sinh học ứng dụng trong Thủy sản:
+ Hỗ trợ cho việc nuôi trồng thủy sản trong nước ngọt, nước mặn và nước lợ.
+ Áp dụng các kĩ thuật sản xuất và phát triển trong cải tạo giống, cải thiện điều kiện nuôi dưỡng (thức ăn, nước nuôi,…), kiểm soát dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

IV. Sinh học cơ thể và ngành lâm nghiệp

Dừng lại và suy ngẫm
Câu hỏi SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 29 (trang 186): Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực hiện được nhờ ứng dụng hiểu biết gì về sinh học cơ thể?
Trả lời:
- Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời tế bào thực vật nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thế sống và giúp tế bào phân chia, biệt hoá thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh. Công nghệ này thực hiện được nhờ ứng dụng hiểu biết về tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa, khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường, về các đặc điểm sinh học cơ thể của cây trồng vật nuôi.

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 29 (trang 186): Tại sao hiểu biết về sinh học cơ thể lại cần thiết cho lựa chọn ngành nghề?
Trả lời:
- Sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành nghề. Hiểu biết về cấu tạo và hoạt động chức năng sinh lí của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể sẽ giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với thể lực, trạng thái sinh lí của mỗi người. Ngoài ra, các kiến thức về sinh học cơ thể rất cần thiết trong nhiều ngành nghề khác nhau như y học, chăn nuôi, thú ý, trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ,… sẽ mang lại vị trí việc làm, lượng kiến thức đa dạng, giúp ích cho chúng ta trên con đường sự nghiệp của mình.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 29 (trang 186): Những lĩnh vực và ngành nghề nào liên quan đến sinh học cơ thể mà bạn quan tâm hoặc muốn theo đuổi? Theo bạn, triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lại như thế nào?
Trả lời:
- Sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành, nghề như Y, Dược học, Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản. Trong đó, ngành thú y là lĩnh vực liên quan đến sinh học cơ thể mà em quan tâm. Ngày nay, sự tăng trưởng về dân số vật nuôi trong dân số đô thị toàn cầu ngày càng tăng và nhận thức về nhu cầu phúc lợi động vật do truyền thông xã hội nâng cao đang giúp ngành thú y duy trì tăng trưởng ở mức chóng mặt. Xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu quan tâm và chăm sóc thú nuôi, thú cưng cũng cao hơn. Theo một thị trường mới báo cáo nghiên cứu. Trong tương lai, ngành thú y là được dự đoán sẽ là một trong những nghành hot nhất hiện nay.  Ở Việt Nam, theo thời gian, thú cưng hiện nay cũng đang rất được ưa chuộng, những quan điểm đổi mới về vật nuôi và gia súc đã có thay đổi, vì vậy mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho chúng cũng tăng. Nghề thú y cũng giống như nghề bác sĩ, cũng mang lại sự sống và cứu chữa cho những sinh mạng nhỏ bé. Vì những lý do đó mà thú y trở thành một ngành nghề chân chính đáng theo đuổi.