Mở đầu
Câu hỏi Mở đầu SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 8 (trang 46): Thức ăn sau khi ăn vào sẽ được cơ thể người tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng như thế nào?Trả lời:
Quá trình tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng thức ăn của cơ thể người:
– Tiêu hóa:
+ Thức ăn sau khi được nhai nuốt ở miệng sẽ được đưa xuống thực quản, tiếp đó chúng được đưa xuống dạ dày. Tại dạ dày thức ăn cùng chất lỏng và dịch tiêu hóa sẽ được trộn lên, nhào trộn và xay nhuyễn và tiếp tục được đưa vào ruột non.
+ Các chất dinh dưỡng phần lớn được hấp thụ ở ruột non, phần thừa còn lại của thức ăn sẽ đi vào ruột già và được biến đổi thành phân để thải ra ngoài qua hậu môn.
– Hấp thu:
+ Thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng, dưỡng chất (chất béo, axit amin,….) được cơ thể hấp thu qua thành ruột non đưa vào máu, gan và hệ tuần hoàn bạch huyết.
+ Ruột non hấp thu các chất dinh dưỡng đơn giản theo 2 phương thức: vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động.
– Sử dụng:
+ Chất dinh dưỡng được ruột non hấp thụ và vận chuyển đến các tế bào của cơ thể nhằm cung cấp nguyên liệu cho các tế bào hoạt động.
+ Các chất được đồng hóa thành chất sống của cơ thể: tạo ra tế bào mới, đổi mới các thành phần tế bào, sửa chữa các tế bào, mô hư hỏng.
+ Dự trữ năng lượng: đáp ứng nhu cầu tế bào khi chúng cần năng lượng để thực hiện các hoạt động của cơ thể.
I. Quá trình dinh dưỡng
Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 8 (trang 50): Điền tên một số loài động vật: hàu, sò, rêp, nhện, ong, thằn lằn, cá chép, cá voi, đại bàng vào bảng kẻ trong vở và đánh dấu x vào kiểu lấy thức ăn tương ứng.
Trả lời:

Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 8 (trang 50): Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.
Trả lời:

Câu hỏi 3 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 8 (trang 50): Cho biết tác dụng của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thức ăn trong ống tiêu hóa.
Trả lời:
- Tiêu hóa cơ học: Các nhu động của ruột non (co thắt từng đoạn, dao động kiểu con lắc và nhu động kiểu làn sóng) có tác dụng nhào trộn thức ăn với dịch tụy, dịch mật, dịch ruột, đồng thời đẩy thức ăn dịch chuyển trong ruột non về phía ruột già.
- Tiêu hóa hóa học: Các enzyme trong dịch tụy và dịch ruột thủy phân các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản có thể hấp thụ được.
II. Ứng dụng
Câu hỏi 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 8 (trang 52): Cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể? Giải thích.Trả lời:
– Chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể:
+ Đủ năng lượng: Để giúp cơ thể khỏe mạnh cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí (mang thai, cho con bú, …).
+ Đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng: Chế độ ăn cần cung cấp đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất và nước) và những chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng thời cần đảm bảo đủ khối lượng mỗi chất dinh dưỡng.
+ Ngoài ra, cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Nhu cầu về nước của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, thời tiết, mức độ lao động,… Thông qua hoạt động, mỗi ngày lượng nước trong cơ thể đều mất đi nên cần ăn uống bù lại lượng nước đã mất.
=> Ngày nay, cuộc sống hiện đại con người ngày càng ưu chuộng thực phẩm nhanh. Đồ ăn nhanh đa phần không tốt cho sức khỏe. Lối sống con người dần đang thay đổi: nhiều người ít vận động và không ăn uống khoa học, một số người ăn quá nhiều thức ăn hay ăn rất nhiều hoặc rất ít một loại thức ăn nào đó khiến cơ thể dễ bị mắc bệnh. Vì vậy, mỗi người cần xây dựng, lựa chọn một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động mỗi ngày, cơ thể ngày thêm khỏe mạnh hơn.
Câu hỏi 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 8 (trang 52): Tại sao cần có chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kì cho con bú?
Trả lời:
– Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí cơ thể:
+ Trẻ em nhiều năng lượng và các chất để cung cấp cho quá trình phát triển tầm vóc cơ thể. Nếu không có chế độ ăn uống hợp lý trẻ sẽ thiếu chất, chậm phát triển, ảnh hưởng xấu đến chức năng của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm…
+ Phụ nữ khi mang thời và cho con bú cũng có nhu cầu cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu của cả cơ thể mẹ và sự phát triển của em bé,… Thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị tai biến sản khoa thậm chí là sinh non/nhẹ cân. Đặc biệt, sự thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng như acid folic, iod trong khẩu phần ăn khi mang thai có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh hoặc các tật thiểu năng trí tuệ.
=> Vì vậy, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.
Câu hỏi 3 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 8 (trang 52): Tìm hiểu qua tài liệu, internet, đồng thời tìm gặp bác sĩ hoặc những người có chuyên môn về dinh dưỡng hỏi về các bệnh tiêu hoá phổ biến, các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng, sau đó kẻ và hoàn thành các bảng vào vở theo mẫu sau:

Trả lời:
* Một số bệnh tiêu hóa phổ biến:

* Một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng:

Luyện tập và Vận dụng
Bài tập 1 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 8 (trang 53): Ở người, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần phải đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn, Giải thích.Trả lời:
- Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa một lượng chất dinh dưỡng nhất định, ví dụ:

- Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì cần đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn.
Bài tập 2 SGK Sinh 11 Kết nối tri thức Bài 8 (trang 53): Vận dụng những hiểu biết về tiêu hóa, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Trả lời:
* Một số biện pháp giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả:
– Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất trong 2 phút và 2 lần/ngày để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
– Ăn uống hợp vệ sinh: ăn chín, uống sôi; rau sống và trái cây tươi phải được rửa bằng nước muối; không ăn đồ ăn ôi thiu; bảo quản thức ăn khỏi ruồi nhặng…
+ Không dùng thực phẩm đóng hộp;
+ Không dùng đồ ăn nhanh
+ Không sử dụng đồ ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng
– Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
+ Bổ sung nhiều chất xơ: Ăn đủ rau xanh, hoa quả,…
+ Bổ sung thêm một số chất béo lành mạnh: Bơ, phô mai, trứng, cá, các loại hạt,…
+ Cung cấp đủ lượng nước cần thiết: Ở người trưởng thành, đối với nam giới cần cung cấp cho cơ thể khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày, đối với nữ giới cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày.
+ Hỗ trợ ruột bằng các chất dinh dưỡng: Sữa chua, táo, hạt chia, đu đủ, ngũ cốc nguyên hạt,…
– Tập trung khi ăn, ăn chậm nhai kĩ; ăn đúng giờ, đúng bữa; giữ tinh thần thoải mái.
– Sau khi ăn không nên vận động ngay, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để hoạt động co bóp của dạ dày và ruột hiệu quả hơn.