I. Lịch sử
1. Hiện thực lịch sử
Câu hỏi mục 1 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (trang 5): Hình 1.1 và Hình 1.2 khác nhau như thế nào? Chúng giúp em biết gì về hiện thực lịch sử?

Trả lời:
- Sự khác nhau giữa Hình 1.1 và Hình 1.2 là:
+ Hình 1.1: Hiện thực lịch sử.
+ Hình 1.2: Nhận thức lịch sử.
- Những hình ảnh trên giúp em biết về hiện thực lịch sử:
+ Hình 1.1: Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện trận chiến trên sông Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ ba, giúp các nhà khoa học nghiên cứu và phục dựng lại trận chiến thời xưa.
+ Hình 1.2: Phục dựng bếp lửa và cảnh sinh hoạt của con người thời kì văn hóa Hòa Bình dựa trên các tư liệu lịch sử, khảo cổ… giúp người hiện đại hiểu về lịch sử thời xa xưa.
2. Nhận thức lịch sử
Câu hỏi 1 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (trang 5): Lịch sử được con người nhận thức như thế nào? (lấy ví dụ từ câu chuyện con ngựa gỗ thành Tơ-roa).
Trả lời:
- Con người nhận thức lịch sử ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau, Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau. Để phục dựng bức tranh lịch sử một cách chân thực, nhà Sử học không thể tiến hành trong phòng thí nghiệm mà phải tìm kiếm tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp và cách tiếp cận phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhận thức lịch sử.
- Dựa trên câu chuyệnCon ngựa gỗ thành Tơ-roa, ta thấy: con người tìm hiểu về lịch sử về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa thể hiện cách thức nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa. Đây là điển tích văn học nổi tiếng có nguồn gốc từ I-li-át, sử thi đầu tiến của Hô-me. Câu chuyện trung tâm của huyền thoại I-li-át là cuộc chiến thành Tơ-roa.
Câu hỏi 2 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (trang 5): Sách thẻ trẻ giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,...)?
Trả lời:
- Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách, trở thành biểu tượng của nền văn hóa Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu đời.
- Sách thẻ tre cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị, quân sự đến đời sống kinh tế, văn hóa,… của Trung Quốc trước khi có giấy.
II. Sử học
1. Khái niệm Sử học
Câu hỏi mục 1 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (trang 5): Em hãy nêu khái niệm Sử học
Trả lời:
- Sử học là khoa học nghiên cứu lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử, tái hiện tại quá trình lịch sử, làm sống lại quá khứ, qua đó khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những bài học lịch sử.
2. Đối tượng nghiên cứu của Sử học
Câu hỏi mục 2 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (trang 6): Đối tượng nghiên cứu của Sử học là gì?
Trả lời:
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ (cá nhân, tổ chức, dân tộc, quốc gia, châu lục). => Đối tượng của sử học mang tính toàn diện.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Sử học
Câu hỏi mục 3 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (trang 6): Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?
Trả lời:
- Chức năng của sử học:
+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.
+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.
- Nhiệm vụ của sử học:
+ Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.
+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.
+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
4. Nguyên tắc cơ bản của Sử học
Câu hỏi mục 4 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (trang 6): Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của Sử học
Trả lời:
- Khách quan: Trình bày lịch sử một cách khách quan, không định kiến, thiên vị. Nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận động và phát triển của dối tượng nghiên cứu.
- Trung thực: Tôn trọng sự thật lịch sử.
- Tiến bộ: Góp phần xây dựng giá trị tốt đẹp.
- Toàn diện và cụ thể: nghiên cứu về mọi mặt, mọi khía cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển của đối tượng nghiên cứu, tính toàn diện của bức tranh quá khứ, tính chi tiết của quá trình lịch sử, đảm bảo tính cụ thể của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
5. Khái quát về các nguồn sử liệu
Câu hỏi mục 5 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (trang 7): Các hình 1.5, 1.6, 1.7 thuộc loại hình sử liệu nào?

Trả lời:
- Hình 1.5, Hình 1.6: Sử liệu hiện vật.
- Hình 1.7: Sử liệu thành văn (bài hát ra đời đúng ngay thời điểm nhạc sĩ Xuân Oanh đang hòa mình vào dòng người biểu tình ngày 19/8 ở Hà Nội).
6. Một số phương pháp cơ bản của Sử học
Câu hỏi mục 6 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 1 (trang 8): Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp logic) giống nhau và khác nhau như thế nào?
Trả lời:

Luyện tập
Luyện tập 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử giống và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu ví dụ và giải thích.
Trả lời:

Luyện tập 2: Lịch sử là quá khứ. Vậy, hiện thực lịch sử có phải quá khứ hay không? Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích.
Trả lời:
- Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người để nhận thức về hiện thực lịch sử. Vì vậy, hiện thực lịch sử cũng là quá khứ.
Vận dụng
Đề bài: Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu về một di tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy.
Bài tham khảo
Để tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long, ta có các nguồn sử liệu sau:
- Sử liệu gốc: Là các dấu tích như cung điện, các di vật được tìm thấy tại khu vực khai quật và đang lưu trữ trong các bảo tàng như bảo tàng Hà Nội, bảo tàng Lịch sử...
- Sử liệu thành văn: Thông qua các tài liệu sách, báo như Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử Việt Nam trung đại, Đại cương lịch sử Việt Nam...các trang báo điện tử...
- Sử liệu truyền miệng: Các bài hát, hò vè, dân ca, cao dao về kinh đô Thăng Long.
=> Trong các nguồn sử liệu trên, những dấu tích của hoàng thành Thăng Long và những di vật đang được lưu giữ tại các bảo tàng là nguồn sử liệu quan trọng nhất và đáng tin cậy nhất, bởi đó là nguồn sử liệu gắn trực tiếp với sự ra đời, hình thành, phát triển của kinh đô Thăng Long từ thời Lý cho đến ngày nay.