Giải Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

I. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

1. Vai trò

Câu hỏi mục 1 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (trang 9): Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? 
Trả lời:
- Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội: 
+ Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. 
+ Là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. 

2. Ý nghĩa của tri thức lịch sử

Câu hỏi 1 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (trang 10): Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
Trả lời:
* Quá khứ lịch sử có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với hiện tại và tương lai:
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước.
- Là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
- Là cơ sở, nhân tố thúc đẩy con người khám phá, nghiên cứu và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh nhân loại.
- Là nguồn gốc để mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
* Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử là vô giá trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:
- Được con người đời sau vận dụng trong quá trình phát triển của cộng đồng xã hội.
- Giúp hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Kết tinh của những tri thức lịch sử, mang lại những hiểu biết về thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Góp phần quan trong trong nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
Câu hỏi 2 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (trang 10): Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì trong Di chúc?
Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Trả lời:
- Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo về:
+ Thời gian và kết quả của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam (điều đó được thể hiện ở chi tiết:“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn (…). Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta”.
+ Ngày đất nước thống nhất: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
+ Mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
- Đồng thời, chủ tịch Hồ Chí Minh phác thảo lý luận sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam: “Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.

II. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

Câu hỏi mục 1 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (trang 10): Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
Trả lời:
* Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời vì:
 - Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng lịch sử rộng lớn.
 - Khoa học lịch sử là một trong những ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập phải được duy trì thường xuyên, liên tục. 
 - Muốn hiểu đầy đủ về lịch sử là một quá trình lịch sử, tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,..... 
 - Những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều trong thời đại ngày nay, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới. 
 - Con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm đời sống. 
 - Học tập, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. 

2. Thu thập thông tin sử liệu, làm giàu tri thức

Câu hỏi mục 2 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (trang 12): Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?
Trả lời:
* Tri thức lịch sử là:
- Là kết quả của quá trình nhận thức của con người.
- Phản ánh toàn bộ sinh hoạt của xã hội loài người trong quá khứ một cách chính xác và có hệ thống.
- Tri thức lịch sử sẽ phát triển theo trình độ nhận thức của con người.
* Khi nghiên cứu lịch sử cần phải thu thập thông tin và sử liệu vì:
- Để có thể tái hiện bức tranh lịch sử một cách đầy đủ, chính xác và khách quan nhất.
- Sử dụng các nguồn sử liệu để khôi phục, giải thích, đánh giá sự kiện lịch sử, từ đó có những phát hiện mới.
- Do đặc trưng của hiện thực lịch sử tồn tại độc lập với ý thức của con người.
- Sử dụng sử liệu để khôi phục sự kiện, sau đó giải thích và đánh giá sự kiện.

3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

Câu hỏi mục 3 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (trang 12): Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã đưa em vào vận dụng thực tiễn. 
Trả lời:
* Tri thức lịch sử: sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu năm 1991.
* Bài học lịch sử được vận dụng vào thực tiễn:
- Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thực hiện xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; đoàn kết được toàn dân tộc.
- Học tập và vận dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến, nắm bắt và hòa nhập với xu thế của thời đại.
- Tập trung phát triển kinh tế một cách toàn diện, ưu tiên phát triển những ngành Việt Nam có thế mạnh.
- Nêu cao tinh thần cảnh giác, có chính sách phù hợp với các thế lực thù địch trong, ngoài nước. Xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.

Luyện tập

Luyện tập SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (trang 13): Tri thức lịch sử có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh. 
Trả lời:
- Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội: Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. 
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội:
* Đối với mỗi quốc gia, dân tộc: 
- Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc. 
- Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình. 
* Đối với học sinh, thế hệ trẻ:
- Tri thức lịch sử giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. 
- Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai. 
* Ví dụ: 
- Học tập lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Giúp em biết được đây là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại. 
+ Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử.

Vận dụng

Vận dụng SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 2 (trang 13): Tìm hiểu một di tích lịch sử ở địa phương và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau
Bài tham khảo
* Giá trị của di sản Hoàng thành thăng long đối với cuộc sống hôm nay và mai sau:
- Như là một “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.
- Phản ánh rõ mối quan hệ về qui hoạch đô thị và không gian kiến trúc, cũng như sự tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long
- Là một trung tâm quyền lực và sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích, di vật