Giải Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

Câu hỏi 1 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 53): Điều kiện tự nhiên của vùng đất Hy Lạp và La Mã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền văn minh?
Trả lời:
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển của văn minh vùng đất Hy Lạp và La Mã: 
Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ 3 mặt giáp biển, với nhiều đảo lớn nhỏ. Đường bờ biển có nhiều vũng vịnh, tạo thành nhiều hải cảng thuận tiện cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương.
 - Hy Lạp:
+ Địa hình bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp
+ Đất đai không phì nhiêu nhưng có nhiều khoáng sản và loại đất sét trắng để làm gốm. 
+ Khí hậu và đất đai phù hợp trồng các loại cây như nho, ô-liu,...
 - La Mã:
+ Địa hình có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn.
+ Khí hậu ấm áp, mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi. 
+ Tài nguyên khoáng sản, phong phú, thúc đẩy nghề luyện kim sớm phát triển. 
Câu hỏi 2 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 54): Nêu đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại.
Trả lời:
- Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính: Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước mình là Hy Lạp.
- Bán đảo I-ta-li-a thời cổ đại có nhiều tộc người.
+ Những cư dân có mặt sớm nhất là người Li-gua, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh sống ở đồng bằng La-ti-um được gọi là người La-tinh.
+ Tộc người Ê-tơ-ru-xcơ, Xen-tơ thiên di đến miền Bắc, người Hy Lạp di cư đến phía nam.
+ Về sau, người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã.

2. Điều kiện kinh tế

Câu hỏi 1 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 54): Kinh tế Hy Lạp và La Mã thời kì cổ đại có những đặc điểm gì nổi bật?
Trả lời:
* Nền kinh tế Hy Lạp và La Mã thời kì cổ đại có đặc trưng nổi bật là nền kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ 
- Tiếp giáp với biển, có nhiều vũng vịnh và cảng biển nên nghề đi biển, giao thương với bên ngoài rất phát triển.
- Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản rất đa dạng thuận lợi cho phát triển các nghề thủ công.
- Nhờ giao thương buôn bán sớm phát triển nên tiền tệ cũng sớm được sử dụng để trao đổi hàng hóa trong khu vực và với các nước phương Đông.
- Các mặt hàng xuất khẩu gồm có rượu nho, dầu ô liu, gốm màu, thiếc,…các mặt hàng nhập khẩu gồm có lương thực, da súc vật, giấy, thủy tinh,…Trong đó nô lệ là hàng hóa đặc biệt.
Câu hỏi 2 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 54): Theo em, sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra những cơ sở gì để phát triển văn minh Hy Lạp - La Mã?
Trả lời:
- Sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra cơ sở vật chất thúc đẩy sự phát triển của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

3. Tình hình chính trị - xã hội

Câu hỏi mục 3 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 55): Vì sao nói chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có tính chất điển hình trong lịch sử cổ đại?
Trả lời:
- Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có tính chất điển hình trong lịch sử cổ đại vì: Xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại có hai giai cấp đối kháng cơ bản là chủ nô và nô lệ. Ở phương Tây nô lệ được xem như là một trong những giai cấp chủ đạo trong xã hội. => Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô ở phương Tây cổ đại là hết sức sâu sắc, nó quyết định mức độ và phạm vi của các cuộc đấu tranh của nô lệ.

4. Sự kế thừa thành tựu của văn minh phương Đông

Câu hỏi mục 4 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 55): Văn minh Hy Lạp - La Mã đã tiếp thu những thành tựu gì từ văn minh phương Đông. Nêu ví dụ. 
Trả lời:
- Những thành tựu văn minh phương Đông được truyền bá đến Hy Lạp – La Mã có thể kể đến như: chữ viết, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, kĩ thuật chế tác, sản xuất thủ công nghiệp.
+ VD: kĩ thuật làm giấy và kĩ thuật in thay vì để in lá bùa, chú,...phục vụ cho cúng bái của người Trung Quốc đã được người phương Tây sử dụng để in tài liệu phổ biến khoa học và in sách giáo khoa phục vụ cho giáo dục nhà trường.

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

1. Chữ viết

Câu hỏi mục 1 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 56): Thành tựu về chữ viết của văn minh Hy Lạp - La Mã là gì?
Trả lời:
- Người Hy Lạp cổ đại dựa trên chữ cái của người Phê-ni-xi để tạo nên hệ thống 24 chữ cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN.
- Về sau, người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ La-tinh, ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoàn thiện thành hệ thống 26 mẫu tự La-tinh.
- Họ cũng dùng chữ cái để tạo ra chữ số La Mã, còn được sử dụng cho đến ngày nay.

2. Văn học

Câu hỏi mục 2 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 56): Theo em, các tác phẩm văn học của thời kì Hy Lạp La Mã cổ đại phản ánh điều gì của đời sống xã hội?
Trả lời:
- Các tác phẩm văn học của thời kì Hy Lạp La Mã cổ đại phản ánh đời sống xã hội.
+ Phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và đấu tranh với tự nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội. 
+ Những hình tượng rất gần gũi với con người tạo nên từ thực tế cuộc sống.
+ Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền văn học nghệ thuật Hy Lạp, vì nó đã cung cấp một kho đề tài và nguồn cảm hứng cho thơ, kịch, điêu khắc và hội họa của Hy Lạp cổ đại.

3. Nghệ thuật

Câu hỏi mục 3 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 57): Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp – La Mã có những tác phẩm tiêu biểu nào? Theo em, những tác phẩm này thể hiện điều gì trong đó?
Trả lời:
- Các tác phẩm kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp – La Mã có những tác phẩm tiêu biểu sau: đền Pác-tê-nông, lăng mộ vua Mô-sô-lớt, Vệ nữ thành Mi-lô, tượng Lực sĩ ném đĩa,…
- Nó thể hiện trình độ, tay nghề thẩm mĩ của cư dân Hy Lạp – La Mã cổ đại, đồng thời thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo trong vẻ đẹp hình thể của con người, đạt được tính chuẩn xác trong tạo hình.

4. Khoa học kĩ thuật

Câu hỏi mục 4 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 58): Những thành tựu về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp và La Mã đã giải quyết những vấn đề cơ bản nào trong đời sống cư dân cổ đại? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Những thành tựu về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp và La Mã đã giải quyết những vấn đề cơ bản trong đời sống cư dân cổ đại: giảm sức lao động cơ bắp của con người, chế tạo nhiều vật dụng phục vụ cuộc sống của con người,…
- Ví dụ
+ Phát minh quan trọng nhất của Ta-lét là tỉ lệ thức. Dựa vào công thức ấy ông đã tính đucợ chiều cao của Kim tự tháp bằng cách đo bóng của nó.
+ Phát minh quan trọng nhất của Ác-si-mét là về mặt lực học, trong đó đặc biệt nhất là nguyên lí đòn bẩy. Với nguyên lí này, người ta có thể dùng một lực nhỏ để nâng lên một vật nặng gấp nhiều lần.
+ Ác-si-mét đã chế ra máy ném đá để đánh quân La Mã, máy phóng gỗ để bắn thuyền quân địch, sử dụng gương 6 mặt để đốt thuyền địch. Hệ thống đòn bẩy được sử dụng để hạ thủy những chiếc thuyền lớn ba tầng. Ác-si-mét còn phát minh ra máy bơm nước để hút nước ra khỏi thuyền khi thuyền bị thủng.

5. Triết học 

Câu hỏi mục 5 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 59): Em hiểu thế nào về triết học duy vật và triết học duy tâm. 
Trả lời:
- Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học, đó là: “Vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế giới” - tức là thừa nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
- Chủ nghĩa duy tâm – nó cho rằng ý thức, tinh thần có trước và quyết định giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức.

6. Tín ngưỡng, tôn giáo

Câu hỏi mục 6 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 59): Tín ngưỡng, tôn giáo của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những ảnh hưởng gì tới đời sống xã hội của phương Tây sau này?
Trả lời:
- Người Hy Lạp và La Mã đều theo tín ngưỡng đa thần. 
- Tuy nhiên các vị thần trong tín ngưỡng của họ đều mang hình người đầy đủ với những đức tính tốt xấu của con người, gần gũi với con người. 
- Kitô giáo ra đời tại La Mã vào cuối thế kỉ thứ II - đầu thế kỉ thứ I TCN, ảnh hưởng đến các tầng lớp trong xã hội và vượt ra khỏi phạm vi La Mã. 
- Đến nay, đạo Kitô là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, tầm ảnh hưởng lan rộng hầu khắp các quốc gia.

7. Thể thao

Câu hỏi mục 7 SGK Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 9 (trang 59): Thế vận hội của người Hy Lạp cổ được tổ chức như thế nào?
Trả lời:
- Ô-lim-pic là Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại.
- Đại hội được tổ chức vào mùa hè cứ bốn năm một lần ở Ô-lim-pi-a.
- Các môn thể thao thi đấu tại Đại hội là: đi bộ, vật tự do, đua ngựa, ném đĩa, nhảy xa, ma-ra-tông,… Các cuộc tranh tài thể thao ở Ô-lim-pic theo tinh thần “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”. Những người thắng cuộc được đội lên đầu một vòng hoa nguyệt quế và cầm trên tay một càng lá ô liu thể hiện khát vọng hòa bình.
- Một trong những nghi lễ quan trọng là rước đuốc.

Luyện tập

Luyện tập 1: Em hãy phân tích những cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp La Mã thời cổ đại.
Trả lời:
- Điều kiện tự nhiên: 
+ Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nền văn minh.
+ Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, nông nghiệp kém phát triển. Chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì ở đây mới xuất hiện nhà nước.
+ Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời.
+ Có đường bờ biển dài, nhiều cảng biển,…thuận lợi cho phát triển thương nghiệp => Cơ sở để xuất hiện các nhà nước thành bang.
- Dân cư:
+ Mặc dù xuất hiện nhiều tộc người tuy nhiên đại bộ phận cư dân ở đây đều là người Hê-len (Hy Lạp) và người La-tinh (La Mã).
+ Họ sử dụng chung ngữ hệ, ngôn ngữ và tình trạng xung đột giữa các tộc người rất ít khi xảy ra.
- Văn minh Hy Lạp – La Mã đã tiếp thu nhiều thành tựu từ văn minh phương Đông.
Luyện tập 2: Những thành tựu tiêu biểu về chữ viết, văn học, nghệ thuật của người Hy Lạp có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu về chữ viết, văn học, nghệ thuật của người Hy Lạp: 
+ Nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được tạo dựng từ sức sáng tạo phi thường của cư dân Địa Trung Hải trên cơ sở tiếp biến những giá trị tiêu biểu của văn minh phương Đông. 
+ Những thành tựu văn minh Hy Lạp La Mã có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản, là cơ sở của văn hóa châu Âu về sau. 
+ Nhiều di sản của nền văn minh Hy Lạp La Mã cổ đại vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. 

Vận dụng

Vận dụng 1: Tại sao nói, văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại?
Trả lời:
- Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại vì:
+ Cư dân Hy Lạp - La Mã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực: chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, khoa học, kĩ thuật, tư tưởng, tôn giáo, thể thao,…
+ Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản; nhiều thành tựu vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay. Ví dụ: hệ thống chữ La-tinh là cơ sở của hơn 200 ngôn ngữ trên thế giới hiện nay; các định lí, định đề khoa học của Hy Lạp - Lã Mã vẫn được giảng dạy trong các trường học hiện nay; tinh thần của văn minh Hy Lạp - La Mã là một trong những cơ sở cho sự bùng nổ và phát triển của phong trào văn hóa Phục hưng ở châu Âu (thế kỉ XIV - XVII)….
Vận dụng 2: Đỉnh O-lim-pớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng cho điều gì? Tại sao các kì Thế vận hội Ô-lim-pic lại có tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt?
Trả lời:
- Ý nghĩa của Vòng Nguyệt quế:
+ Từ thời xa xưa, cây Nguyệt quế còn được dùng làm vòng nguyệt quế để làm phần thưởng dành cho những nhà vô địch thể thao, thi thơ.
+ Trong thần thoại Hy Lạp, thần Mặt trời Apollo là vị thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật đã đội vòng nguyệt quế trên đầu. 
+ Thời Hy Lạp cổ đại, vòng nguyệt quế cũng được dùng để làm giải thưởng cho người chiến thắng trong các cuộc thi Pythia và Olympic dưới sự bảo trợ của vị thần Apollo.
- Tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt:
+ Người Hy Lạp đã tôn vinh ký ức về titan Prometheus, theo truyền thuyết, đã đánh cắp lửa từ các vị thần và đưa nó cho mọi người. Ngọn đuốc được thắp sáng đến nơi thi đấu, nơi được cho là để thánh hóa các trò chơi sắp tới.
- Ý nghĩa đỉnh Ô-lim-pớt:
+ Đỉnh Ô-lim-pớt là nơi ngự trị của 12 vị thần trong thần thoại Hy Lạp, biểu tượng cho sức mạnh và lòng tin tưởng vào thần linh của người dân Hy Lạp.
+ Đến được đỉnh O-lim-pớt cũng đồng nghĩa với việc đặt chân đến ngưỡng cửa của thần thánh, đạt được vinh quang.