Gợi dẫn trước văn bản đọc
Câu 1 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 104): Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?Trả lời:
– Tôi đã từng cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn tiếp tục học chính khóa hay tham dự kì thi học sinh giỏi Quốc gia. Nếu tôi chọn thi học sinh giỏi Quốc gia, tôi đạt giải cao thì điều đó thật là tốt nhưng nếu tôi không đạt giải thì tôi sẽ chẳng có gì. Còn nếu tôi chọn học chính khóa, kết quả học tập ở lớp của tôi sẽ xếp hạng tốt, thậm chí tôi còn không nắm vững kiến thức ở lớp.
Câu 2 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 104): Điều gì đã khến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ấy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bản thân?
Trả lời:
– Điều khiến tôi đưa ra quyết định lựa chọn thường dựa vào những góp ý của bạn bè, người thân. Tôi từng cảm thấy may mắn, cũng từng thấy tiếc nuối trước những sự lựa chọn của mình.
Đọc văn bản
Câu 1 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 104): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?Trả lời:
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một người khách lữ hành và đang đứng trước tình huống phải lựa chọn một trong hai con đường để đi tiếp.
Câu 2 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 104): Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
- Trong ba khổ đầu của bải thơ, hai lối rẽ được miêu tả là đều ở rừng lá vàng, có cỏ rậm phủ khắp mặt đường nhưng đôi chỗ đều đã thấy dấu mòn.
Câu 3 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 104): Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?
Trả lời:
- Nhân vật chọn lối mòn ít có ai đi.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 106): "Con đường" và "lối rẽ" trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?Trả lời:
– “Con đường” là câu hỏi và “lối rẽ” là những lựa chọn được đưa ra và có thể xem là những ẩn dụ Những ẩn dụ đó gợi cho tôi nghĩ đến phương hướng, khó khăn khi phải lựa chọn, sự phân vân và băn khoăn không biết nên chọn gì.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 106): Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?
Trả lời:
– Rô-bớt Phờ-rót đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn chứ không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi là vì ông muốn nhấn mạnh vào sự lựa chọn của nhân vật trữ tình, nhấn mạnh vào con đường mà nhân vật không chọn cũng như suy nghĩ của nhân vật về lựa chọn của mình.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 106): Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ?
Trả lời:
– Hai lối rẽ trong rừng đều là những lối rẽ đầy cây cỏ và bụi rậm khó phân biệt, chúng gần như không có sự khác nhau, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau khiến nhân vật trữ tình băn khoăn, trăn trở không biết nên lựa chọn con đường nào.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 106): Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?
Trả lời:
– Nếu như nhân vật trữ tình sẽ không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào vì anh ta không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc. Anh ta sẽ mãi đứng ở ngã ba đường nếu không chọn và không thể đi tiếp hay phát triển.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 106): Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo bạn, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?
Trả lời:
– Theo tôi, anh ta vẫn còn đôi chút băn khoăn và phân vân khi đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của mình, anh chưa thật sự tin vào quyết định của mình và chưa biết sự lựa chọn đó sẽ đem lại cho anh điều gì.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 106): Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?
Trả lời:
– Em rất đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình. Bởi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn, từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống. Chúng ta luôn băn khoăn bởi không biết đâu là lựa chọn tốt hơn và liệu mình có nuối tiếc với quyết định cuối cùng không.
Câu hỏi 7 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Con đường không chọn (trang 106): Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với cá nhân bạn.
Trả lời:
– Bài thơ đã giúp tôi hiểu cần phải có sự dứt khoát, quyết tâm hơn khi lựa chọn. Cần phải quyết tâm dù cho lựa chọn có khó khăn đến đâu thì cũng đừng quá băn khoăn suy nghĩ mà hãy chấp nhận lựa chọn của bản thân.
Kết nối đọc - viết
Đề bài: Từ bài thơ này, theo bạn, làm thế nào để chúng ta cam đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi trên.Đoạn văn tham khảo
Trong cuộc sống, con người thường xuyên đối mặt với việc phải đưa ra quyết định trong các tình huống khác nhau là một việc xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, khả năng đưa ra quyết định mà không cảm thấy sợ hãi không phải ai cũng có. Để trở nên can đảm hơn trong quá trình lựa chọn trên hành trình trưởng thành, ta cần phải suy xét cho kĩ về các lựa chọn, phải nhìn ra được cả những ưu điểm và thách thức của lựa chọn đó.Khi nhận thức được thách thức của lựa chọn, ta có thể tiếp tục cân nhắc và quyết định liệu có chấp nhận những thách thức đó hay không. Việc dám chấp nhận là điều quan trọng, đồng nghĩa với việc phải có đủ can đảm để đối mặt với những hậu quả của quyết định đã chọn. Dám chấp nhận chính là ta cần phải can đảm hơn về lựa chọn của mình.