Gợi dẫn trước văn bản đọc
Câu hỏi SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 100): Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên?Trả lời:
- Từ xưa đến nay, con người vẫn luôn mang trong mình khao khát chinh phục tự nhiên. Và cuộc sống càng hiện đại, phát triển, con người càng chứng tỏ khả năng chinh phục, chiếm lĩnh thế giới của mình. Con người là loài động vật có trí tuệ, có sự tiến hóa hoàn toàn nên có thể gây ảnh hưởng đến tự nhiên nhưng không có nghĩa là chúa tể của tự nhiên, khi tự nhiên bị ảnh hưởng quá nhiều thì con người sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như việc chặt cây, phá rừng của con người dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây nên hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu, ….
+ Vì vậy, con người không nên tự coi mình là chúa tể bởi vạn vật trên thế giới, không chỉ con người mà vạn vật xung quanh đều có quyền bình đẳng và làm chủ cuộc sống của mình. Thế nên, quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên chưa thật sự đúng.
Đọc văn bản
Câu 1 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 100): Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi.Trả lời:
- Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi: Dụng ý của tác giả là muốn khẳng định ý nghĩa của con người trong thế giới không chỉ giải thích bằng vật lí đương đại.
Câu 2 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 100): Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?
Trả lời:
- Câu văn thể hiện quan điểm của tác giả là “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”
Câu 3 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 101): Xác định hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.
Trả lời:
- Hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn: "chủ thể", "các nút".
Câu 4 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 101): Chú ý biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản.
Trả lời:
- Phép điệp trong văn bản là điệp từ “chúng ta”, nhằm làm nổi bật vấn đề trong văn bản, vấn đề về con người, các suy nghĩ, niềm tin, tư tưởng của con người. Phép điệp từ “chúng ta” còn nhấn mạnh đối tượng chính của văn bản là chúng ta – con người.
Câu 5 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 101): Chú ý các lí lẽ, bằng chứng chứng minh cho luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới”
Trả lời:
– Lí lẽ: Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lý khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà giữa vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.
– Dẫn chứng: Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta, một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến; virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta; và não tôi tràn ngập những thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi.
Câu 6 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 102): Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn
Trả lời:
- Câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn: "Các giá trị đạo đức của chúng ta, cảm xúc của chúng ta, tình yêu của chúng ta cũng mang tính hiện thực không kém vì là một phần của tự nhiên, vì được chia sẻ với thế giới động vật, hay vì được quyết định bởi sự tiến hóa mà loài chúng ta đã trải qua suốt hàng triệu năm."
Câu 7 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 102): Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?
Trả lời:
- Hình ảnh được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là hình ảnh “nhà”, hình ảnh thể hiện mối liên kết, mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 103): Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì? Quan điểm ấy đã được triển khai thành những luận điểm chính nào?Trả lời:
- Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề vai trò của con người trong thế giới tự nhiên.
- Những luận điểm chính được triển khai là:
+ Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì con người là “chủ thể”, quan sát thế giới với tư cách là người trong cuộc.
+ Tri thức của con người phản ánh thế giới. Mọi vật trong thế giới đều có sự tương tác, trao đổi thông tin về nhau.
+ Con người là một phần của tự nhiên, gắn với tự nhiên không thể tách rời và tự nhiên cũng chính là nhà của con người.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 103): Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?
Trả lời:
- Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét vừa mang tính khách quan vừa thể hiện tính chủ quan cá nhân về con người và thế giới:
+ trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.
+ chúng ta, con người, trước hết là những chủ thể biết quan sát thế giới này, những nhà sáng lập tập thể của bức tranh về thực tại mà tôi đã cố gắng mô tả lại.
+ tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.
+ Thông tin mà một hệ vật lý này có về hệ vật lý khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lý định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.
- Những thông tin khoa học trong văn bản là những thông tin đáng tin cậy, giúp cho những luận điểm được củng cố và thuyết phục.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 103): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản.
Trả lời:
- Yếu tố miêu tả trong văn bản: miêu tả tính chất của thế giới là "lạ lùng, đầy màu sắc và đáng ngạc nhiên". Tác dụng: cho thấy tính chất của thế giới đối với sự hiểu biết của con người.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong một vài trang giấy.
+ Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường gì khác, dưới các dạng thức mà có lẽ chúng ta không thể hình dung nổi, trong những khoảng không vô tận của vũ trụ...Hẳn nhiều đến nỗi sẽ là ngây ngô khi cho rằng ở một góc ngoại vi của một thiên hà bình thường nào đó lại có cái gì đó là đặc biệt và duy nhất.
+ Thật là quyến rũ đến mê hồn.
=> Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh vào những quan điểm của cá nhân người viết, từ đó tăng thêm sự chú ý, thuyết phục của bạn đọc.
- Biện pháp tu từ được sử dụng là biện pháp điệp từ “chúng ta”. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ xuyên suốt văn bản để nhấn mạnh đối tượng của vấn đề là chúng ta – con người, làm rõ hơn về các mối quan hệ giữa con người với thực tại, con người với thế giới và con người với tự nhiên.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 103): Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn nào, với một thái độ như thế nào?
Trả lời:
- Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn vật lí mang tính triết học, với một thái độ khiêm nhường, coi mình là một phần của tự nhiên.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 103): Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?
Trả lời:
– Về khả năng nhận thức thế giới của con người, tác giả nghĩ rằng con người chưa thật sự nhận thức được hết về thế giới. Con người nghĩ rằng mình đã hiểu hết thế giới nhưng sự thật là chỉ hiểu một phần nhỏ của thế giới. Con người coi mình là trung tâm, là chúa tể nhưng khả năng nhận thức thế giới của con người chưa đủ để làm được việc đó. Tác giả cho rằng con người cần nâng cao hơn khả năng nhận thức thế giới.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Về chính chúng ta (trang 103): "Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình.” Bạn nghĩ gì về nhận định của tác giả?
Trả lời:
– “Tự nhiên là nhà của chúng ta” bởi con người được sinh ra bởi tự nhiên và được tự nhiên bao bọc. “Sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” bởi con người có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân, khám phá tự nhiên theo nhu cầu của bản thân. Tuy vậy, con người không thể làm chủ tự nhiên bởi đó là một thế giới vô cùng bí ẩn mà không ai có thể đào sâu khám phá hết.
– Nhận định trên của tác giả thể hiện những quan niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Kết nối đọc – viết
Đề bài: Nhận thức nào từ văn bản Về chính chúng ta mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về điều này.Đoạn văn tham khảo
“Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” là nhận định mà tôi tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản Về chính chúng ta của Trịnh Xuân Thuận bởi con người không thể tách mình khỏi tự nhiên – cái vốn đã có, không thể khước từ. Tự nhiên là ngôi nhà rộng lớn nhất của con người. Và con người cũng cần phải có thái độ và ứng xử phù hợp với tự nhiên.
Hiểu biết thế giới là một thứ không thể thiếu trong hành trang cuộc sống để cuộc sống đầy đủ hơn, kinh nghiệm sống phong phú hơn. Nhận thức thế giới của con người còn rất nhiều sự thiếu sót, con người nghĩ mình là trên hết, là trung tâm nhưng thực ra con người chỉ là một phần rất nhỏ bé của thế giới này.Con người tìm hiểu thế giới và những tri thức học được cũng phản ánh thế giới này. Việc nhận thức thế giới, tìm hiểu thế giới giúp ta nâng cao khả năng hiểu biết, củng cố thêm kho tàng tri thức của bản thân và đặc biệt giúp ta có thêm kĩ năng sống, kinh nghiệm sống hữu ích.