Gợi dẫn trước văn bản đọc
Câu hỏi SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.Trả lời:
– Kỉ niệm tôi muốn chia sẻ với các bạn ở đây đó là ngày tôi còn bé, tôi đã nhiều lần cãi cha mẹ, làm theo ý nghĩ riêng của mình. Tôi đã bỏ nhà đi, mặc những lời răn dạy, khuyên ngăn, để cha mẹ phải ngày đêm suy nghĩ, buồn rầu. Để rồi sau này, mỗi lần nhớ đến kỉ niệm đó, tôi lại cảm thấy mình cần thật hối hận vì đã phụ lòng cha mẹ. Tôi cảm thấy thật có lỗi và phải luôn tự nhắc nhờ mình rằng: “Không bao giờ được làm cha mẹ buồn một phút giây nào nữa”!
Đọc văn bản
Câu 1 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn "lúc đó" hay "bây giờ"?Trả lời:
- Ngôi kể là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.
- Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn "lúc đó".
Câu 2 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Lưu ý sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.
Trả lời:
- Người kể chuyện đồng cảm với nỗi sợ của Na-đi-a. Người kể chuyện miêu tả khung cảnh bên ngoài bằng ánh nhìn của Na-đi-a và nói thay nỗi sợ của nàng: “Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.”
Câu 3 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.
Trả lời:
- Câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi” là câu “Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”.
Câu 4 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Vì sao Na-đi-a "không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy"?
Trả lời:
Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy.
Câu 5 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Lưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a.
Trả lời:
– Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.
– Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.
→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.
Câu 6 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.
Trả lời:
– Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.
– Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” như một bức tường mỏng ngăn cách hai nhân vật.
– Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” có một tâm trạng phức tạp khi nhìn thấy khuôn mặt rầu rĩ của Na-đi-a, mang theo sự tò mò không biết Na-đi-a đang làm gì, nghĩ gì.
→ Hai chi tiết này đều thể hiện nỗi niềm u sầu, một tâm trạng phức tạp của nhân vật “tôi”, hai nhân vật chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng họ như bị ngăn cách ở hai thế giới, khó có thể chạm đến nhau.
Câu 7 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”.
Trả lời:
- Nhân vật “tôi” vẫn nhớ mãi kỷ niệm ngày ấy, nhớ mãi nàng Na-đi-a, và day dứt vì không hiểu sao mình từng đùa như thế.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?Trả lời:
- Câu chuyện Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Người kể chuyện trong truyện ngắn này là nhân vật tham gia hành động chính.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.
Trả lời:
+ Phần 1: từ đầu đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc” - kể lại câu chuyện của “lúc đó”, kỷ niệm trượt tuyết giữa “tôi” và Na-đi-a cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”.
+ Phần 2: còn lại - chuyện của “bây giờ”, khi Na-đi-a đã lấy chồng, còn “tôi” không hiểu sao ngày trước từng đùa như thế.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.
Trả lời:
- Tình cảm thực sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a không phải là tình yêu như lời “tôi” nói trong tiếng gió. “Tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, và lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?
Trả lời:
– Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:
+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.
=> Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.
+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyết để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.
=> Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?
Trả lời:
– Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” với Na-đi-a là một câu nói hệ trọng, đó là một câu tỏ tình mà bất kỳ người con gái nào cũng muốn được lắng nghe, và là một câu nói đem lại cho Na-đi-a hạnh phúc cũng như sự đau khổ khi tưởng rằng “chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!”.
– Na-đi-a bất chấp nỗi sợ, quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “ để kiểm nghiệm xem nàng còn nghe thấy những lời nói ngọt ngào say đắm ấy nữa không” dù cái giá của nó là một hành động khiến nàng cực kỳ sợ hãi vì nàng muốn tìm kiếm câu trả lời rằng liệu gió có phải là người nói câu ấy với mình không hay nhân vật “tôi” mới là chủ nhân câu nói.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?
Trả lời:
– Cảnh chia tay gợi liên tưởng về một tương lai tươi sáng của các nhân vật. Một người đã được lắng nghe điều mình mong muốn. Một người đã hoàn thành trọn vẹn câu chuyện đùa của mình để thành toàn mong muốn của người khác. Hai nhân vật không hề gặp nhau trong lần sau cuối đó. Có lẽ, cả hai sẽ bước tiếp trong cuộc đời với niềm vui, cùng một ký ức đẹp được lưu lại.
– Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, dù có không rõ ai đã nói những lời đường mật kia nhưng tôi sẽ không như Na-đi-a. Tôi cũng sẽ bỏ ngoài tai vì họ đã không dám nói trực tiếp với tôi. Như vậy, tôi sẽ không bị dằn vặt và cảm thấy đau khổ như Na-đi-a. Tôi cũng sẽ không như nhân vật “tôi”, trêu đùa ác ý như vậy.
– Nếu là nhân vật “tôi” khi rơi vào hoàn cảnh chia tay lúc mùa xuân, tôi cũng sẽ không đủ can đảm để nói thật với Na-đi-a. Như trong truyện ngắn. Có lẽ, cách tốt nhất chính là nói một lời “Na-đi-a, anh yêu em!”
Câu hỏi 7 SGK Ngữ văn 10 KNTT - Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ (trang 53): Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.
Trả lời:
– Trong phần kết, người kể chuyện có tâm trạng phức tạp khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau. Một sự băn khoăn và hơi chút hoài niệm.
– Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là sự hồi tưởng bâng khuâng về một kỷ niệm đẹp trong quá khứ đồng thời phê phán trò đùa của nhân vật “tôi”. Trong dòng hồi tưởng đó còn thấp thoáng nụ cười ý nhị về một chuyện đùa.
Kết nối đọc - viết
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.Đoạn văn tham khảo
Trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ, hình ảnh “hàng rào” là một hình ảnh mang ý nghĩa đặc biệt. “Hàng rào” ở đây chính là sự ngăn cách giữa Na-đi-a và nhân vật tôi đồng thời cũng cho thấy sự khép lòng của Na-đi-a. Sự dằn vặt, buồn bã đã khiến cô không còn mở lòng.Thế nhưng, cuối cùng nhân vật “tôi” vẫn có hể gửi lời đến cho Na-đi-a:”Anh yêu em!” và cô vẫn nghe thấy. Có thể thấy rằng, “hàng rào” của Na-đi-a không phải là đóng chặt mà chỉ là một sự khép hờ cõi lòng. Nhưng nó đã là một sự ngăn cách giữa hai con người, dù ở cùng một không gian địa lí nhưng lại không thể chạm đến được nhau.