Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục – Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

Gợi dẫn trước văn bản đọc

Câu 1 (trang 15) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục: Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao?
Gợi ý:
– Có
+ Vì truyện có những yếu tố kì ảo luôn có sức hấp dẫn bạn đọc bởi nó khiến chúng ta tò mò, bị lôi cuốn bởi những điều không có thực đó. Đó là những chi tiết được tác giả dân gian sáng tạo nhằm phục vụ cho mục đích nhất định nào đó. Những yếu tố tưởng tượng, kì ảo góp phần giúp câu chuyện kể hấp dẫn, sinh động hơn.
Câu 2 (trang 15) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục: Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì?
Trả lời:
– Những điều bất công trong cuộc sống vẫn luôn tồn tại, đôi khi xảy đến với chính bản thân chúng ta hay với người xung quanh.  Điều quan trọng là chúng ta sẽ đối diện với điều bất công đó như thế nào? Với tôi, trước những sự việc bất công, tôi cảm thấy vô cùng bất bình và tức giận. Tôi mong muốn mình có thể đứng ra giải quyết, giúp đỡ người chịu khổ và trừng phạt kẻ gây ra những trái ngang cho người khác. 

Đọc văn bản

Câu 1: Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn
Trả lời:
– Lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn: 
+ Tên: Soạn
+ Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
+ Tính cách: khảng khái, nóng nảy,  thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực. 
Câu 2: Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ công?
Trả lời: 
– Khi nghe câu chuyện của Thổ công, Tử Văn kinh ngạc. 
– Sau khi nghe câu chuyện của Thổ Công và hỏi rõ ngọn ngành Tử Văn vô cùng tức giận trước việc “hung yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân, sẵn sàng đòi lại công bằng cho Thổ Công.
– Điều này thể hiện qua các chi tiết: “Tử Văn kinh ngạc; Sao mà nhiều thần quá vậy?”
Câu 3: Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm.
Trả lời:
– Cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm là cuộc đấu tranh cho chính nghĩa, đấu tranh giữa chính và tà – một cuộc đấu tranh không khoan nhượng. Cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới âm ti sẽ là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn, tuy nhiên chiến thắng sẽ thuộc về chính nghĩa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
⇒ Dự đoán: Tử Văn tố cáo tên tướng bại trận của Bắc triều với Diêm Vương và thắng kiện.
Câu 4: Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án?
Trả lời:
– Sự việc có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án là việc nhà vua đã sai người đến Tản Viên để lấy chứng thực.
+ Trước khi xuống Minh ty, Tử Văn đã được Thổ Công dặn dò “Hễ ở Minh ty có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đên Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng”. Xuống Minh ty, Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ Công nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào.
→ Chính sự việc này đã góp phần làm xoay chuyển tình thế của Tử Văn trong cuộc xử án.
Câu 5: Diễn biến và kết của cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?
Trả lời:
– Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.
+ Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân. Giải oan cho Thổ thần
+ Tử Văn được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.
⇒ Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh cũng giống như suy đoán của em. Tử Văn đã được minh oan và những tên gian ác đã bị trừng trị.
Câu 6: Vì sao Từ Văn đồng ý nhận thức Phán sự đền Tản Viên?
Trả lời:
– Trước sự biết ơn, tin tưởng và tiến cử của Thổ Công, Ngô Tử Văn đã vui vẻ đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên. Ông muốn trở thành một vị quan chính nghĩa, xét xử công bằng những vụ án của nhân dân, để kẻ ác không lộng hành, người tốt không chịu khổ, để lại tiếng thơm về sau cho đời.
– Chức phán sự đền Tản Viên là phần thưởng xứng đáng, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí.
Câu 7: Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?
Trả lời:
– Lời bình cuối truyện là lời bình của chính tác giả Nguyễn Dữ. Lời bình ở cuối truyện hàm chứa ý nghĩa sâu xa về khí tiết của kẻ sĩ chân chính: “Than ôi! Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của Trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà đổi cứng ra mềm?
→ Ý nghĩa lời bình: Nội dung lời bình ca ngợi sự cứng cỏi, dám đương đầu, đấu tranh với cái ác của anh chàng áo vải Ngô Tử Văn. Đồng thời thể hiện niềm tin về lẽ công bằng ở đời: “Hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa”.

Trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1 (trang 20) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục: Xác định người kể chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn?
Trả lời:
– Người kể chuyện là tác giả Nguyễn Dữ. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, tác giả không bộc lộ trực tiếp tình cảm, quan điểm mà ẩn sau sự kiện và thái độ, hành động của nhân vật.
– Những lười kể giúp hình dung về tính cách của nhân vật Tử Văn:
+ Ngô Tử Văn được giới thiệu trực tiếp là một người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực. 
→ Chi tiết: “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả.
Câu hỏi 2 (trang 20) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục: Nêu các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện đó được trình bày theo trình tự nào?
Trả lời:
* Các sự kiện chính của truyện:
– Tử Văn châm lửa đốt đền của tên tướng giặc.
– Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần.
– Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.
– Tử Văn được giải oan, giữ chức phán sử đền Tản Viên.
– Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ.
* Các sự kiện chính được trình bày theo trình tự thời gian, từ lúc bắt đầu sự việc là hành động đốt đền tà của Tử Văn, sau đó chàng gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần, rồi chàng bị bắt xuống Minh Ti, đối chẩt với Diêm Vương và thắng lợi trở về, nhận chức Tản Viên.
Câu hỏi 3 (trang 20) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục: Tóm tắt diễn biến câu chuyện xử án. Chỉ ra các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên toà. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong chiến thắng đó?
Trả lời:
– Diễn biến câu chuyện xử án:
+ Tử Văn bị đưa xuống Âm Phủ, Diêm Vương xét xử định tội. Ngô Tử Văn và người đội mũ trụ cãi cọ mãi không phân phải trái. Vì vậy, Tử Văn yêu cầu xin giấy tư đền ở Tản Viên để làm chứng khiến tên đội mũ trụ sợ hãi, nói khéo tha tội Tử Văn. Diêm Vương sai người đến Tản Viên chứng thực, nhận ra viên tướng kia nói dối liền xử phạt, bỏ vào ngục Cửu U, còn Tử Văn được thưởng và trở về trần gian. 
* Có ba yếu tố làm nên chiến thắng của Tử Văn:
– Yếu tố 1: Tử Văn là một người khảng khái, cương trực, không bị khuất phục bởi uy quyền. Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn.
– Yếu tố 2: Sự giúp đỡ của Thổ thần
– Yếu tố 3: Sự quyết định đúng đắn của Diêm Vương
→ Yếu tố đầu tiên là yếu tố quyết định, yếu tố làm nên chiến thắng của Tử Văn ở Minh ty. Sự chiến thắng của Tử Văn sau nhiều khó khan, thử thách. Tử Văn đã đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác.
Câu hỏi 4 (trang 20) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục: Nhân vật Tử Văn được khắc hoạ chủ yếu qua những chi tiết nào? Chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu, từ đó, nhận xét khái quát về tính cách nhân vật này.
Trả lời:
* Ngô Tử Văn qua lời người dẫn chuyện và nhận xét của những người đương thời:
– Là người nóng nảy, nhưng tính tình khảng khái, nên được nhiều người yêu quý kính trọng dành khen hai từ “cương trực”, danh tiếng tốt.
* Ngô Tử Văn xuất hiện trực tiếp qua các sự kiện:
– Đốt ngôi đền bị tên tướng giặc họ Thôi chiếm giữ:
+ Thể hiện lòng can đảm, tinh thần chính nghĩa, không phải là hành động bộc phát, nông nổi, cho thấy ý chí mạnh mẽ, quyết tâm diệt trừ cái xấu.
– Lúc gặp tên tướng giặc trong mộng:
+ Khi nghe tên tướng đe doạ, Tử Văn ngồi ngất ngưởng tự nhiên => Bình tĩnh, điềm nhiên, thái độ ngang tàng, bất khuất, không e sợ trước cái xấu, cái ác, coi thường sự dọa dẫm của hắn.
– Lúc gặp và nói chuyện với Thổ Thần:
+ Bình tĩnh, thể hiện sự thông minh, nhanh trí khi hỏi thăm về tên tướng giặc, để chuẩn bị ứng phó.
– Lúc ở điện Diêm Vương:
+ Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”
=> Nhân vật Ngô Tử Văn là một người dũng cảm, cương trực, khẳng khái, luôn sẵn sàng đấu tranh bảo vệ cái tốt và diệt trừ cái xấu.
Câu hỏi 5 (trang 20) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục: Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự" và việc người đời sau truyền nhau về "nhà quan Phán sự", tác giả muốn nhấn mạnh điều gi?
Trả lời:
– Với chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan Phán sự”, tác giả muốn nhấn mạnh rằng: “Người ở hiền gặp lành và sẽ được đền đáp xứng đáng”
– Chức phán sự đền Tản Viên là phần thưởng xứng đáng dành cho Tử Văn, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh cho cái ác, bảo vệ công lí.
Câu hỏi 6 (trang 20) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục: Thế giới thần linh, ma quỷ trong truyện là sản phẩm hư cấu nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác phẩm?
Trả lời:
– Thế giới thần linh, ma quỷ như một tấm gương phản chiếu thực tại xã hội. Qua câu chuyện, tác giả muốn phơi bày hiện thực của xã hội phong kiến với đầy rẫy những tệ nạn, các thế lực cường quyền phong kiến chia bè kết phái, hãm hại dân lành.
– Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu cho những bất công trong xã hội đương thời, phản ánh hiện thực cuộc sống đầy bất công, khổ cực đối với những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức; thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành; Diêm Vương và các Phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai, che mắt. 
Câu hỏi 7 (trang 20) Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục: Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Trả lời:
– Đồng tình với quan niệm Kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi. Vì kẻ sĩ là những người tri thức, có hiểu biết, cứng cỏi, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái ác, không kiêng sợ bất cứ điều gì, chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải. Vì vậy không nên vì bất cứ khó khăn gì mà nản lòng, bỏ cuộc.
⇒  Câu nói đề cao phẩm chất kiên quyết hành động, con người cần phải bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với khó khăn thử thách.

Kết nối đọc - viết

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.
Bài tham khảo
      Có nhiều yếu tố tạo nên sực hấp dẫn của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác giả đã viết rất thực, rất hay về một thế giới tâm linh kì ảo – đó là chốn Âm Phủ. 
     Thông qua lời nói của Diêm Vương, tác giả đã gián tiếp tái hiện hiện thực xã hội thời bấy giờ: ““Lũ các ngươi chia toà sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên tư, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn sự dối trá càn bậy như thế, huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục thì những mối tệ còn nói sao hết được!”
     Qua câu nói đó, đã cho ta thấy việc những kẻ có cường quyền trong xã hội chia bè kéo phái làm hại dân lành, phản ánh cuộc sống bất công, cực khổ của những con người thấp cổ bé họng ngoài xã hội và bộ mặt dối trá của những kẻ làm quan, làm tướng. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.