Gợi dẫn trước văn bản đọc
Câu 1: Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới với cái cũ? Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình.Trả lời:
- Em đã từng rất nhiều lần băn khoăn khi phải phân biệt giữa cái mới và cái cũ. Đôi khi chỉ đơn giản là việc lựa chọn trang phục để mặc, đã có lần em mất rất nhiều thời gian vì không biết nên mặc cái áo mới mẹ mua hay cái váy cũ bố tặng bởi áo mới thì đẹp nhưng em không thích hoa văn của nó trong khi cái cũ thì hoa văn và kiểu cách em đều thích. Hay đến việc chọn bạn, nhiều lúc có truyện vui, em không biết nên kể cho bạn quen từ lâu nghe hay kể cho bạn mới quen nhưng thân thiết… Đôi khi nó khiến em khá là bối rối và mất thời gian vì những suy nghĩ cân đo đong đếm khiến bản thân không biết lên lựa chọn như nào cho hợp lý.
Câu 2: Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.
Trả lời:
Chọn bài thơ trung đại Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương và bài Thơ mới Quê hương – Tế Hanh.
So sánh:
- Về nội dung:
+ Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng với thân phận con người (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn.
+ Thơ mới có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Thơ mới chủ yếu thể hiện “cái tôi” cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết.
- Về hình thức:
+ Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt.
VD: Bài thơ “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ chỉ vẻn vẹn trong 4 câu thơ (lời ít, ý nghĩa) nhưng đã khắc họa rõ nét số phận cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
+ Thơ mới không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp, thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp…) ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gần với đời sống.
Đọc văn bản
Câu 1: Chú ý vấn đề được nêu để bàn luận.Trả lời:
- Vấn đề được nêu để bàn luận: Hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.
Câu 2: Cái khó khi phân biệt rạch ròi thơ mới – thơ cũ là gì?
Trả lời:
- Theo tác giả, cái khó khi phân biệt rạch ròi thơ mới và thơ cũ ở chỗ không phải nhà thơ cũ nào cũng sẽ viết những câu thơ mang hương vị truyền thống, ảm đạm, buồn và không phải nhà thơ mới nào cũng sẽ viết những câu thơ nhí nhảnh, táo bạo mà đôi khi họ cũng sẽ viết những câu thơ mang phong thái cổ xưa. Đó là sự linh hoạt về mặt cảm xúc của mỗi nhà thơ ở mỗi thời đại, họ nhìn đời bằng lăng kính chủ quan của mình để cho ra những lời thơ ý nghĩa, tùy thuộc vào hoàn cảnh chứ không hề cố định.
Câu 3: Tiêu chí nào được nêu để phân biệt thơ mới – thơ cũ?
Trả lời:
- Tiêu chí để phân biệt thơ mới – thơ cũ: phải nhìn vào đại thể.
Câu 4: Chú ý cách lập luận của tác giả.
Trả lời:
- Cách lập luận của tác giả rất đặc biệt, phân biệt cái cũ với cái mới chỉ gói gọn trong hai từ “ta” và “tôi” và tác giả gợi mở ra phía sau sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa chúng.
+ Luận điểm: Cái tôi và cái ta trong thơ mới và thơ cũ.
+ Lí lẽ: Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nó giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau.
Câu 5: Tình trạng “cái tôi” khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam.
Trả lời:
- Cái “tôi” xuất hiện bỡ ngỡ vì mang quan niệm cá nhân.
- Khi cái “tôi” xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!
Câu 6: Những biểu hiện khác nhau của “cái tôi” trong Thơ mới.
Trả lời:
- Tình trạng của “cái tôi” khi mới xuất hiện ở Việt Nam là nó mang theo nhiều sự bỡ ngỡ, nghi hoặc bởi ra đời trong hoàn cảnh khi trong nước đã có sẵn một cái quan niệm khác đang tồn tại. Nơi mà quan niệm đoàn thể đang lấn chiếm xã hội, chủ nghĩa cá nhân trở lên nhỏ bé và thậm chí là bị bài trừ. Nhưng trong số những người đó, có những người vẫn mang trong mình chủ nghĩa cá nhân lớn mạnh, đi ngược lại với thời cuộc, nói lên cái cá nhân của mình nhưng thường ẩn sau chữ “ta” thay vì phô ra trước mọi người. Nhưng rồi, “cái tôi” được người đời để ý đến, họ đón nhận nó một cách từ từ và biến nó thành của mình từ đó xuất hiện các nhà thơ của phong trào thơ mới.
Câu 7: Ý nghĩa của “cái tôi” Thơ mới.
Trả lời:
- Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách: gửi cả vào tiếng Việt. “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỷ đã chia sẻ buồn vui với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Vì họ nghĩ “Tiếng Việt là tấm lụa xứng đã hứng vong hồn những thế hệ qua” và họ tin vào lời nói triết lí “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”.
Câu 8: Chú ý cách sử dụng biện pháp tu từ trong lời văn nghị luận.
Trả lời:
- Sử dụng biện pháp điệp ngữ, so sánh đối chiếu ở cấp độ phù hợp, mang lại hiệu quả.
=> Một cách viết văn nghị luận văn chương dễ hiểu mà rất tài hoa, tinh tế, hấp dẫn.
Yêu cầu sau khi đọc
Câu 1: Để làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”, Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.Trả lời:
Để làm sáng tỏ luận để “tinh thần Thơ mới", Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm:
- Đưa ra sự so sánh đối chiếu để chỉ ra mối quan hệ của Thơ mới và thơ truyền thống
- Chỉ ra điểm khác nhau giữa chúng
- Ý nghĩa của “cái tôi” trong Thơ mới
- Khẳng định lại sự độc đáo, mới lạ và chưa từng có của Thơ mới.
→ Giữa các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được trình bày theo trình tự hợp lí. Đầu tiên để hiểu được sự ra đời của nó, tác giả chỉ ra sự khác nhau và khó phân biệt giữa 2 thể loại thơ này. Sau đó, ông làm rõ sự khác nhau đó bằng việc khẳng định “cái tôi” trong Thơ mới là một cái gì đó rất riêng và hay. Cuối cùng, ông tổng kết lại, sự ra đời của Thơ mới thể hiện một sự tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của các nhà thơ khi họ dám đứng ra nói lên tâm tư, tình cảm của mình một cách táo bạo.
Câu 2: Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích nêu lên được cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.
Câu 3: Hãy nhận xét cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta … cùng Huy Cận”).
Trả lời:
Cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta … cùng Huy Cận”):
- Các nhà thơ mới trốn tránh hiện thực và thoát li hiện thực.
- Chủ đề được khai triển theo 2 phần chính: khái quát về hướng tìm tòi và hệ quả chung.
- Điểm qua những gương mặt điển hình cũng như qua các lãnh địa riêng tiêu biểu của các nhà thơ mới qua một số nhà thơ tiêu biểu ta thấy được sự phân hóa đa dạng, bế tắc của ý thức cá nhân.
Câu 4: Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận được Hoài Thanh thể hiện qua văn bản.
Trả lời:
Bằng chứng trong văn bản:
- Nhưng chính Xuân Diệu còn viết…
- Và một nhà thơ cũ tả cảnh thu lại có những câu nhí nhảnh và lả lơi…
- Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch…
- Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu…
- Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ…
=> Hoài Thanh lấy dẫn chứng thực tế từ những nhà thơ mới đa dạng, cụ thể, giúp cho văn bản có sức thuyết phục cao hơn.
+ Khi tìm cái mới của thơ mới tác giả nhìn vấn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thi nhân đương thời thấu đáo, sâu sắc
+ Có cái nhìn thấu đáo về “cái tôi”, “cái ta” có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử.
Câu 5: Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp từ “Chưa bao giờ”, so sánh (tinh thần giống nòi – các thể thơ xưa)
- Giá trị đặc sắc: Làm cho lời văn nghị luận trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Giúp cho người đọc cảm nhận được tinh thần thơ mới và tình cảm của tác giả, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt, lấy tinh thần nòi giống, tìm dĩ vãng chỗ dựa tinh thần.
Câu 6: Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh.
Trả lời:
- Qua văn bản, em hiểu được sự khác biệt giữa “cái tôi” trong Thơ mới và “cái ta” trong thơ truyền thống. Thơ mới luôn mang đến cho người đọc một cảm giác mới mẻ về thế giới quan của con người khi “cái tôi” được đề cao, con người được tự do thể hiện cảm xúc của mình một cách táo bạo và chân thực nhất. Đặc biệt, qua lối văn phê bình của Hoài Thành đã giải thích cặn kẽ được sự khác biệt cũng như tiến bộ lớn nhất của Thơ mới với thơ truyền thống, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về Thơ mới.
Kết nối đọc – viết
Đề bài: Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến này.Đoạn văn tham khảo
Sự xuất hiện của Thơ mới có thể coi là một bước tiến lớn trong văn học, Hoài Thanh cũng khẳng định: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã "dần tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt." Nếu như các nhà thơ cũ luôn chỉ nhìn vào những cái bao quát, thì các nhà Thơ mới thể hiện một khía cạnh mới mẻ đó là cái cá tính, sự táo bạo của bản thân thể hiện qua những bài thơ có phần phóng túng, lời thơ bay nhảy. Họ đã chứng tỏ cho chúng ta thấy, tiếng Việt cũng đẹp, cũng hay nếu nó được sử dụng đúng cách, đó là tiếng nói của quê hương, dân tộc bởi vậy nó phải thể hiện tâm tư, nguyện vọng của những người sống trong dân tộc đó. Chính vì sự nhận thức đó, các nhà Thơ mới thực sự đã kéo thơ ca đến gần với những giá trị to lớn hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước ẩn sau sự giàu đẹp của tiếng Việt.