Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Gợi dẫn trước văn bản đọc

Câu hỏi SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
– Những năm đầu thế kỉ XX, đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều nỗi đau đớn, gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại.
– Trong thời phong kiến, phụ nữ không được ngoài chơi mà luôn phải ở nhà chăm con, làm công việc nhà, không được phép đi học.  Khi đến đầu thế kỉ XX, phụ nữ vẫn bị chèn ép đủ đường bởi chính sách nô dịch hà khắc của phong kiến. 
=> Nhìn chung người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX không được đề cao và tôn vinh. Có sự phân biệt trọng nam khinh nữ.

Đọc văn bản

Câu 1 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.
Trả lời:
- Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò thích thú cho độc giả.
Câu 2 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật. 
Trả lời:
* Hoạt động chính của nhân vật:
- Bà tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh 1914, mất 2005
- Bà học Trường Trung học nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo.
- Bà làm phóng viên thường với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM.
- Bài thơ Tình già của bà được đăng báo và bà trở lên nổi tiếng
- Bà ủng hộ phong trào Thơ mới, tham gia diễn thuyết và dần trở lên nổi tiếng. 
Câu 3 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Chú ý các trích dẫn trực tiếp
Trả lời:
- “Vì có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn là thơ nên chúng tôi hoãn lại việc đăng lên báo ... và phê bình luôn có thể.”
- “Từ hai tháng trước, hôm 26 Juillet 1993, ...một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế. “
- “Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị đẹt mất ... lối thơ xưa nên gọi là Thơ mới.”
...
Câu 4 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc. 
Trả lời:
- Buổi diễn thuyết thu hút đươc đông đảo người tham gia. Mọi người đều lắng nghe một cách chăm chú. 
Câu 5 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng gì đến xã hội. 
Trả lời:
- Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng. 
- Những tư tưởng đó dần được khai thông, nhiều phụ nữ An Nam đã đi ngược lại với những lễ giáo cũ trong xã hội, họ cũng đi học, đi làm, đi chơi, tự do như đàn ông từ đó khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ với đàn ông trong xã hội.
Câu 6 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Ngoại hình nhân vật được khắc họa là người thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mot chim,... đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. Nhằm mục đích khắc họa cái vẻ xấu bên ngoài và cái đẹp về phong thái của bà. 
Câu 7 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì. 
Trả lời:
- Những thông tin này gợi cho ta suy nghĩ về những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên, mai một, người đời đang dần quên đi nó. 

Yêu cầu sau khi đọc

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.
Trả lời:
- Văn bản được triển khai theo trình tự tời gian từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật. Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật một cách tuần tự và rõ ràng nhất. 
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?
Trả lời:
- Phong trào xã hội được nói đến trong văn bản là phong trào dân chủ, đấu tranh vì quyền của phụ nữ, về bình đẳng giới.
- Theo em, cách tác giả viết về phong trào ấy rất tôn trọng.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện, hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật.
- Việc trích dẫn trực tiếp làm nổi bật quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lại lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?
Trả lời:
- Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản đó là lúc làn sóng đấu tranh, biểu tình diễn ra mạnh mẽ đặc biệt ở miền Nam nhằm đòi quyền lợi cho phụ nữ. 
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?
Trả lời:
* Qua văn bản, em biết thêm về phong trào Thơ mới là:
- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. 
- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 11 KNTT Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên (trang 66): Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?
Trả lời:
- Trong các cuộc vận động xã hội, vị thế của phụ nữ chưa bao giờ là ít hay yếu kém hơn đàn ông. Sự đóng góp của họ trong các phong trào luôn là to lớn, góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Nhưng sự tham gia của phụ nữ vào các cuộc vận động vẫn luôn hạn chế do ảnh hưởng của hệ tư tưởng của phong kiến, cho dù vậy họ vẫn không hề bỏ cuộc, vẫn luôn tiến lên phía trước, đấu tranh vì mục tiêu chung của dân tộc và của chính họ. 

Kết nối đọc – viết

Đề bài: Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Dựa vào kiến thức thực tế và những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày hiểu biết của bạn về vấn đề này.
Đoạn văn tham khảo
     Trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ có vai trò, vị thế rất lớn. Điều này được chứng minh rằng: “Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao vị thế của người phụ nữ”. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này, người phụ nữ mới thực hiện được những chức năng của mình. Vậy làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng đó? Bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, chị em phụ nữ  rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội. Vì vậy, một mặt, các thành viên trong gia đình và xã hội cần tạo điều kiện để phụ nữ có thời gian học tập, tham gia các hoạt động xã hội, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe. Mặt khác, mỗi người phụ nữ cần tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại để từng bước nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình vừa đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội.