Gợi dẫn trước văn bản đọc
Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin về một vận động viên hoặc một môn thể thao mà bạn yêu thích. Theo bạn, thể thao có ý nghĩa gì với đời sống con người?Trả lời:
Nguyễn Thị Ánh Viên sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 là cựu nữ vận động viên bơi lội thuộc Đoàn Thể thao Quân đội và Đội tuyển Bơi lội Quốc gia Việt Nam. Cô sinh ra và lớn lên tại ấp Ba Cau, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Khi 19 tuổi cô đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và được công nhận là vận động viên ngoài Singapore xuất sắc nhất tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore với mức phá kỉ lục là 8 huy chương vàng.
Với 8 huy chương vàng giành được, sau vận động viên bơi lội nam Joseph Schooling của Singapore Ánh Viên là người giành nhiều huy chương vàng thứ 2 tại Seagame 28. Cô còn đứng thứ 9 thế giới nội dung 400m hỗn hợp và đứng thứ 25 thế giới với cự ly 400m tự do của nữ. Năm 2015, cô được tặng Huân chương lao động hạng nhì và là đại úy quân đội trẻ nhất tại Việt Nam. Từ khi hội nhập 1993, cô cũng là vận động viên duy nhất của Việt Nam được đầu tư trọng điểm.
=> Theo em, thể thao có ý nghĩa rất quan trọng tới đời sống của con người. Nó giúp chúng ta tăng sự tự tin, giúp chúng ta khỏe mạnh về thể chất, làm phát triển khả năng tư duy phản biện của bản thân, đồng thời xây dựng mối quan hệ bền chặt.
Đọc văn bản
Câu 1: Dựa vào nhan đề và phần sa - pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản.
Trả lời:
- Nỗi đau của vận hội Pa-ra-lim-pích
Câu 2: Dựa vào đề mục, dự đoán về thông tin chính sẽ được trình bày.
Trả lời:
- Thông tin chính của tác phẩm được trình bày là về thế vận hội Pa-ra-lim-pích – cuộc thi dành cho những vận động viên khuyết tật.
Câu 3: Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian và các sự kiện chính.
Trả lời:
- Các từ ngữ chỉ thời gian trong đoạn được kể lại theo trình tự lịch sự đã đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích.
Câu 4: Xác định thông tin chính được trình bày.
Trả lời:
- Đoạn văn trình bày về lịch sử của Pa-ra-lim-pích từ một thế vận hội dành cho các cựu chiến binh mà nó chuyển thành cuộc thi dành cho các vận động viên khuyết tật.
Câu 5: Tên đề mục gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Tên đề mục đã gợi cho em những nỗi đau mà các vận động viên trong cuộc thi từng gặp phải.
Câu 6: Xác định thông tin chính được trình bày.
Trả lời:
- Thông tin chính: Lịch sử ra đời kì Pa - ra - lim píc, đối tượng được tham gia và những thành viên sáng lập kì thế vận hội này.
Câu 7: Chú ý đến các nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu.
Trả lời:
- Nhân vật Van Gát đã chọn trượt tuyết và leo núi. Anh trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục ngọn Man-na-xlu ở dãy Hi-ma-lay-a. Sau hai năm anh lại cùng hoàng tử Anh tên là Harry tham gia chuyến thám hiểm ở Nam Cực. Sau đó, anh hướng đến các môn thể thao có tính cạnh tranh, khi tham dự Pa-ra-lim-pích anh đã giành được hai huy chương Vàng và một huy chương Đồng ở môn xe đạp. Ngoài ra còn có Bret-ly Xnai-đơ và những chiến tích của anh.
Yêu cầu sau khi đọc
Câu 1: Hãy nêu khái quát chủ đề của văn bản. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?Trả lời:
- Chủ đề của văn bản: tinh thần vượt lên chính mình của các vận động viên trong cuộc thi Pa-ra-lim-pích
- Cách tiếp cận vấn đề của tác giả đặc biệt ở chỗ nêu tiêu đề và sapo đặc biệt gây sự tò mò thích thú cho bạn đọc.
Câu 2: Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
Trả lời:
- Trong văn bản, tác giả sử dụng linh hoạt chữ kết hợp với hình ảnh và những dẫn chứng qua lời kể của nhân vật. Điều đó không chỉ làm nội dung của tác phẩm ngày càng sáng tỏ mà nó còn giúp việc trình bày tác phẩm trở lên dễ hiểu và logic hơn. Từ đó, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của tác phẩm hơn.
Câu 3: Xác định các ý chính, ý phụ trong văn bản. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tất các thông tin.
Trả lời:

Trả lời:
- Yếu tố tự sự dùng để trình bày về sự hình thành, phát triển và biến đổi mục tiêu của Pa-ra-lim-pích. Đồng thời, nó là một yếu tố quan trọng được sử dụng để kể về cuộc đời, sự nghiệp của các vận động viên tham gia Pa-ra-lim-pích. Yếu tố này đã góp phần làm sáng tỏ nội dung của văn bản mà tác giả gửi gắm.
Câu 5: Quan điểm của tác giả là gì? Quan điểm đó được thể hiện bằng cách nào?
Trả lời:
- Quan điểm của tác giả: Các vận động viên cựu chiến binh khuyết tật là điển hình cho các cuộc chiến tranh nhưng đồng thời họ là cội nguồn cho sự ra đời của phong trào thể thao người khuyết tật và cũng là những câu chuyện chữa lành vết thương của nhân loại.
=> Quan điểm đó được thể hiện qua hai nhân vật trong bài.
Câu 6: Phát biểu suy nghĩ của bạn về khả năng kì lạ của con người sau khi đọc các thông tin về một số vận động viên thể thao trong văn bản.
Trả lời:
So với những loài động vật khác, con người là loài động vật bậc cao nhất, bởi vậy mà ý chí nghị lực của họ được coi là vượt bậc. Trong mọi hoàn cảnh, họ vẫn luôn cố gắng để vượt qua dù khó khăn đến mức nào đi nữa, họ vẫn luôn muốn vượt qua nghịch cảnh và tìm lại lý tưởng sống cho mình. Đó chính là câu chuyện của những vận động viên trong truyện. Họ đều gặp phải tai nạn và gặp bất tiện trong mọi việc ngay từ việc sinh hoạt của mình. Từ một người bình thường trở thành một người khuyết tật. Cuộc đời dường như trở nên tăm tối, u ám và rồi họ tìm đến thể thao như một vị cứu tinh của họ. Họ thấy bản thân mình không vô dụng như mình nghĩ, họ tham gia thi đấu và giành chiến thắng để chứng minh rằng mình còn giá trị. Đó chính là cách họ vượt qua nghịch cảnh của chính mình.
Câu 7: Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi đau? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác?
Trả lời:
- Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nỗi đau dân tộc. Đó là những hi sinh, mất mát của con người trong thời đại chiến tranh ấy đã để lại cho về sau những đau thương khó có thể phai mờ.
- Những ứng xử đối với người khuyết tật:
- Bạn không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật
- Tạo một số ưu tiên nhất định cho người khuyết tật
- Người khuyết tật cần sự chia sẻ chứ không cầu lòng thương hại
Kết nối đọc - viết
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng chữa lành của thể thao.
Đoạn văn tham khảo
Từ lâu, thể thao đã trở thành một món ăn tinh thần, một liều thuốc chữa lành dành cho nhiều người. Nó không còn là hình thức giải trí đơn thuần, đặc biệt là những người bị khiếm khuyết cơ thể. Đó chính là lý do Pa-ra-lim-pích ra đời. Trong cuộc sống, những con người đặc biệt ấy đã phải gánh chịu biết bao nhiêu sự dày vò, đau đớn về thể xác lâu dài về những cơn đau quằn quại kéo dài. Họ tưởng chừng như hết hy vọng và rồi, thể thao đã xuất hiện trong cuộc đời của họ. Họ đặt ra mục tiêu cho mình và phấn đấu để hoàn thành mục tiêu ấy. Đó là thứ giúp họ chứng minh rằng bản thân họ không hề vô dụng, họ có thể làm được, tham gia cuộc thi và chiến thắng để chứng minh giá trị của mình.