Mở đầu
Câu hỏi mở đầu SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 36 (trang 150): Hình bên mô tả một số triệu chứng của một người bị bệnh gout. Một trong những nguyên nhân gây bệnh trên là do rối loạn môi trường trong của cơ thể (tăng nồng độ uric acid trong máu). Môi trường trong của cơ thể là gì? Rối loạn môi trường trong gây ra những nguy cơ nào cho cơ thể?
Trả lời:
- Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô (dịch giữa các tế bào) và bạch huyết.
- Khi môi trường trong của cơ thể bị rối loạn (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động sống của tế bào, cơ quan và cơ thể, dẫn đến nguy cơ gây ra một số bệnh cho cơ thể.
I. Môi trường trong của cơ thể
Câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 36 (trang 150): Quan sát hình 36.1, mô tả các thành phần môi trường trong của cơ thể
Trả lời:
- Các thành phần môi trường trong của cơ thể: máu, nước mô và bạch huyết.
II. Cân bằng môi trường trong cơ thể
Câu hỏi 1 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 36 (trang 151): Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Trả lời:
- Cân bằng môi trường trong cơ thể là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.
Câu hỏi 2 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 36 (trang 151): Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?
Trả lời:
- Ý nghĩa của việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn đối với cơ thể: Khi ăn quá mặn, nồng độ sodium chloride trong máu tăng lên gây mất cân bằng môi trường trong cơ thể. Bởi vậy, việc uống nhiều nước lúc này sẽ giúp tăng lượng nước trong máu để hạ thấp nồng độ sodium chloride trong máu, đồng thời, uống nhiều nước sẽ kích thích việc bài tiết sodium chloride dư thừa thông qua nước tiểu và mồ hôi. Kết quả, nồng độ sodium chloride trong máu sẽ được đưa về mức bình thường.
Hoạt động SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 36 (trang 151): Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và acid trong máu bảng 36.1
Giả sử Bảng 36.1 là kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân nam. Thảo luận nhóm nhận xét về kết quả xét nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bệnh (nếu có) và đưa ra lời khuyên phù hợp.
Trả lời:
- Bệnh nhân này có lượng glucose trong máu cao hơn so với chỉ số bình thường
- Lượng glucose tăng cao sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe, cụ thể:
+ Biến chứng cấp: Hôn mê tăng đường huyết, hôn mê hạ đường huyết;
+ Biến chứng mạn tính ở các mạch máu lớn như não, mạch vành, chi dưới, Mạch máu nhỏ: Mắt; ở thần kinh tự động: gây hạ huyết áp tư thế; gây nhịp tim nhanh, rối loạn cơ thắt bàng quang gây tiểu rắt, bí tiểu, liệt dạ dày, ruột
+ Các biến chứng khác: Sâu răng, dễ bị nhiễm trùng.
- Lời khuyên: Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế các loại thực phẩm làm tăng đường huyết, giảm lượng muối, giữ cân nặng ở mức hợp lí, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn. Đồng thời, cần tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ.