Mở đầu
Câu hỏi mở đầu SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 42 (trang 174): Trong thế giới sống, quần thể sinh vật là cấp độ tổ chức thấp nhất trong các cấp độ tổ chức trên cơ thể. Quần thể sinh vật là gì? Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?
Trả lời:
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể gồm: Kích thước quần thể, mật độ cá thể trong quần thể, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể.
I. Khái niệm quần thể sinh vật
Hoạt động 1 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 42 (trang 174): Quan sát Hình 42. 1, cho biết trong ruộng lúa này có thể có những quần thể sinh vật nào?
Trả lời:
* Ruộng lúa gồm có các quần thể như: lúa, cỏ, giun đất, vi sinh vật, cò…
- Lúa che mát, chắn bớt gió cho cỏ.
- Cỏ che mát, giữ ẩm cho gốc lúa, đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với gốc lúa.
- Lúa, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.
- Giun đất làm tơi xốp cho lúa, cỏ.
- Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ và lúa.
Hoạt động 2 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 42 (trang 174): Lấy một ví dụ về quần thể sinh vật trong tự nhiên và một quần thể vật nuôi hoặc cây trồng.
Trả lời:
– Ví dụ về quần thể sinh vật trong tự nhiên:
+ Quần thể Cá cóc ở Tam Đảo, quần thể trâu rừng,
– Ví dụ về quần thể vật nuôi hoặc cây trồng:
+ Quần thể cá trắm trong ao, quần thể cây lúa trong ruộng, quần thể cây đậu xanh trong vườn, đàn vịt nuôi,…
II. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
1. Kích thước quần thể
Câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 42 (trang 175): Hình 42.2 biểu thị kích thước của bốn quần thể cùng sống trong một khu rừng. Em hãy quan sát hình, so sánh và rút ra nhận xét về tương quan giữa kích thước cơ thể và kích thước quần thể voi, hươu, thỏ, chuột.
Trả lời:
- Kích thước của các quần thể theo thứ tự tăng dần là voi → hươu → thỏ → chuột. Trong khi đó, kích thước cơ thể của các loài theo thức tự tăng dần là chuột → thỏ → hươu → voi. Như vậy, kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau, loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn hơn và ngược lại.
2. Mật độ cá thể trong quần thể
Câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 42 (trang 175): Dựa vào thông tin trong Bảng 42.1, hãy xác định mật độ cá thể của mỗi quần thể được nhắc đến.
Trả lời:
Quần thể |
Số lượng cá thể |
Không gian phân bố |
Mật độ cá thể |
Lim xanh |
11 250 |
15 ha |
750 cá thể/ha |
Bắp cải |
3000 |
75 m2 |
40 cá thể/ m2 |
Cá chép |
120 000 |
60 000 m3 |
2 cá thể/ m3 |
4. Nhóm tuổi
Câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 42 (trang 175): Quan sát hình 42.3, hãy nhận xét mối tương quan về số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản trong mỗi kiểu tháp tuổi.
Trả lời:
- Tháp phát triển có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản nhiều hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.
- Tháp ổn định có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản bằng hoặc xấp xỉ bằng số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.
- Tháp suy thoái có số lượng cá thể ở tuổi trước sinh sản ít hơn so với số lượng cá thể ở tuổi sinh sản.
III. Biện pháp bảo vệ quần thể
Câu hỏi 1 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 42 (trang 176): Tại sao bảo vệ môi trường sống của quần thể chính là bảo vệ quần thể? Cho ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể.
Trả lời:
– Quần thể sinh vật tồn tại trong môi trường sống, bị biến động do các nhân tố vô sinh và hữu sinh từ môi trường. Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguổn thức ăn dổi dào và nơi ở rộng rãi…Do đó, bảo vệ môi trường sống nhằm đảm bảo các nhân tố của môi trường ít biến động theo hướng tiêu cực cho sự phát triển của quần thể chính là biện pháp quan trọng để quần thể phát triển ổn định.
– Ví dụ về việc bảo vệ môi trường sống của quần thể:
+ Thành lập các vườn quốc gia (vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì,…) và các khu bảo tồn, khai thác hợp lí tài nguyên sinh vật, kiểm soát dịch bệnh,…Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm điện, giảm sử dụng túi nilon, ưu tiên sản phẩm tái chế, sử dụng các tiến bộ của khoa học…
Câu hỏi 2 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 42 (trang 176): Em hãy đề xuất biện pháp bảo vệ đối với các quần thể có nguy cơ tuyệt chủng.
Trả lời:
– Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu những đường dây buôn bán quần thể có nguy cơ tuyệt chủng trái phép.
– Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
– Tiêu hủy các kho ngà voi và sừng tê giác thu giữ được.
– Xóa bỏ nạn tham nhũng
– Siết chặt tình trạng cấp phép gây nuôi thương mại ĐVHD.
– Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường tự nhiên, cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới có điều kiện thuận lợi hơn như vườn thú, trang trại bảo tồn,…
– Tăng cường đấu tranh với loại hình tội phạm trên Internet.
– Bảo tồn môi trường sống tự nhiên mà quần thể đang sống.