Giải SGK Địa Lí 10 Cánh Diều Bài 11: Nước biển và đại dương

1. Một số tính chất của nước biển và đại dương

Câu hỏi (trang 42) SGK Địa Lí 10 Cánh diều Bài 11: Đọc thông tin, hãy trình bày một số tính chất của nước biển và đại dương.
Trả lời:
* Độ muối của nước biển và đại dương
- Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó 77,8% là muối na-tri clo-rua.
- Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian.
- Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36,8%), giảm đi ở xích đạo (34,5%) và vùng cực (34%).
- Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển.
* Nhiệt độ của nước biển và đại dương
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C.
- Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.
- Ở vùng xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm mặt biển, đại dương phổ biến từ 26°C đến 28°C, giảm xuống còn từ 20°C đến 10°C ở vùng cận nhiệt, ôn đới và phổ biến dưới 5°C ở vùng cận cực.
- Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300 m, nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu khoảng 3 000 m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.

2. Sóng biển

Câu hỏi (trang 43) SGK Địa Lí 10 Cánh diều Bài 11: Đọc thông tin, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.
Trả lời:
* Hiện tượng sóng biển: 
 - Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng. 
 - Bị yếu và tan rã khi tiến vào bờ do bị ma sát với đáy biển. Đáy biển càng nông, tốc độ suy yếu và tan rã của sóng càng nhanh.
* Nguyên nhân: thường được tạo ra chủ yếu do các tác dụng của gió, ngoài ra còn được hình thành do động đất, núi lửa.

3. Thủy triều

Câu hỏi (trang 43) SGK Địa Lí 10 Cánh diều Bài 11: Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:
- Giải thích hiện tượng thủy triều.
- Cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?
Địa Lí 10 Cánh diều Bài 11: Nước biển và đại dương
Trả lời:
- Giải thích hiện tượng thủy triều:
Thủy triều là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt trời và lực li tâm khi Trái đất tự quay quanh trục.
- Thủy triều đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khi:
+ Thủy triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.
+ Thủy triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.
=> Giải thích: Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường. Ngược lại, khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất (triều kém).

4. Dòng biển

Câu hỏi (trang 44) SGK Địa Lí 10 Cánh diều Bài 11: Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, hãy trình bày sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương.
Địa Lí 10 Cánh diều Bài 11: Nước biển và đại dương
Trả lời:
* Sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương: tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở hai bán cầu
 + Các dòng biển nóng chảy từ vùng có vĩ độ thấp về vùng có vĩ độ cao.
 + Các dòng bỉển lạnh chảy từ vùng có vĩ độ cao về vùng có vĩ độ thấp.
 + Trên vùng vĩ độ cao của bán cầu Bắc, các dòng biển chuyển động rất phức tạp.
 + Trên vùng vĩ độ cao của bán cầu Nam, dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông.

5. Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Câu hỏi (trang 44) SGK Địa Lí 10 Cánh diều Bài 11: Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ để phân tích vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 
Ví dụ:
Với đường bờ biển dài 3260 km, biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam:
- Các dạng địa hình ven biển đa dạng (các bãi triều rộng, đầm phá, vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ,...) => phát triển nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng các cảng biển, du lịch.
- Hệ sinh thái ven biển đa dạng, giàu có => nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đánh bắt thủy hải sản.

Luyện tập

Câu hỏi Luyện tập: Tính chất của nước biển, đại dương thể hiện ở độ muối và nhiệt độ như thế nào?
Lời giải:
* Độ muối của nước biển và đại dương
- Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó 77,8% là muối natri clorua.
- Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian.
- Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36,8%), giảm đi ở xích đạo (34,5%) và vùng cực (34%).
- Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển.
* Nhiệt độ của nước biển và đại dương
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C.
- Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.
- Ở vùng xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm mặt biển, đại dương phổ biến từ 26°C đến 28°C, giảm xuống còn từ 20°C đến 10°C ở vùng cận nhiệt, ôn đới và phổ biến dưới 5°C ở vùng cận cực.
- Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300 m, nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu khoảng 3 000 m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.

Vận dụng

Câu hỏi Vận dụng: Hãy phân tích một trong các vai trò của biển, đại đương đối với sự phát triển kinh tế — xã hội ở nước ta.
Lời giải:
Các vai trò của biển, đại đương đối với sự phát triển kinh tế — xã hội ở nước ta:
* Cung cấp tài nguyên sinh vật:
- Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. 
- Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. 
- Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...
* Cung cấp tài nguyên khoáng sản và năng lượng:
- Vùng biển Việt Nam chứa khoảng 35 loại hình khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, khoáng sản lỏng
- Tiềm năng dầu khí phân bố trong 6 bồn trầm tích và hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 11 mỏ ở thềm lục địa phía Nam. Ngành dầu khí luôn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.
- Bên cạnh đó, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển, như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước biển.
* Phát triển các ngành kinh tế biển: Ngành du lịch biển, hải đảo Việt Nam đang trên đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
- Đường bờ biển dài trên 3.260km và hàng nghìn hòn đảo ven bờ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển du lịch biển.
- Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp hàng đầu thế giới, như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo Gió (Bình Định), vịnh Nha Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long.