Giải SGK Địa lí 10 Cánh Diều Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Phân loại nguồn lực

Câu hỏi Địa lí 10 Cánh Diều Bài 18: Đọc thông tin và quan sát hình 18.1, hình 18.2, hãy cho biết thế nào là nguồn lực và căn cứ để phân chia nguồn lực
Địa lí 10 Cánh Diều Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tếĐịa lí 10 Cánh Diều Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Trả lời:
* Khái niệm: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn, thị trường,... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
* Căn cứ để phân chia nguồn lực: Có nhiều cách phân loại nguồn lực khác nhau, như: phân loại theo nguồn gốc hình thành, phân loại theo phạm vi lãnh thổ, phân loại theo tính chất,... Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành.

2. Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế

Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ về vai trò của nguồn lực tự nhiên hoặc nguồn lực kinh tế xã hội đối với phát triển kinh tế.
Trả lời:
- Ví dụ vai trò nguồn lực tự nhiên: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Việt Nam) có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú, tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản làm nguồn nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu thu ngoại tệ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng và quốc gia.
- Ví dụ vai trò nguồn lực kinh tế - xã hội: Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên nhưng nền kinh tế lại rất phát triển do yếu tố con người (nguồn lao động) đã quyết định việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.

Luyện tập

Câu hỏi: Lựa chọn một nguồn lực để phân tích ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trả lời:
* Vai trò của nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.
* Vai trò của nguồn lực kinh tế xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển...) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
 - Thu hút vốn đầu tư thúc đẩy phát triển khoa học kĩ thuật: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
 - Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, một quốc gia có tiềm lực khoa học - công nghệ sẽ là quốc gia có sức cạnh tranh quốc tế cao.
 - KH&CN phát triển làm tăng khả năng tiếp cận của con người với tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ qua các phương tiện thông tin và dịch vụ vận chuyển. 
 - Góp phần và tạo điều kiện cải thiện môi trường sinh thái, sản xuất và tiêu dùng của con người liên tục phát triển.
 - Trong nông nghiệp thông qua công nghệ sinh học người ta có thể cải tạo được môi trường thiên nhiên như đất, nước, không khí, đồng thời có thể tạo ra phân bón hửu cơ, nhửng thực phẩm từ cây, con không sử dụng các thức ăn có sử dụng các hóa chất độc hại nhầm bảo vệ được sức khỏe cho con người.
 - Giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam đã được nâng cấp với sự mở rộng của hệ thống đường bộ, và thời gian dịch chuyển bằng đường thủy, đường sắt đã giảm đi.

Vận dụng

Câu hỏi: Phân tích một nguồn lực có tác động nổi bật đối với sự phát triển kinh tế ở tỉnh/thành phố nơi em sinh sống hoặc học tập.
Trả lời:
* Tỉnh Quảng Ninh
Nguồn lực có vai trò nổi bật nhất đối với tỉnh Quảng Ninh là nguồn lực về tự nhiên, đặc biệt là khoáng sản. Ở Quảng Ninh, tập trung hơn 90% than và sự phát triển của ngành khai thác, chế biến than đã thu lại nguồn ngoại tệ rất lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn phát triển du lịch, vận tải hàng hải,…