1. Vai trò của dịch vụ
Câu hỏi Địa lí 10 Cánh Diều Bài 26: Đọc thông tin và quan sát hình 26.1, hãy tìm ví dụ cụ thể về một trong những vai trò của dịch vụ.
Trả lời:
- Dịch vụ góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Ví dụ: Du lịch là ngành thuộc nhóm ngành dịch vụ, đây là ngành tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để thu hút khách du lịch đến tham quan từ đó tạo thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Du lịch kết hợp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang là hình thức phổ biến được khai thác hiện nay.
2. Đặc điểm của dịch vụ
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm của dịch vụ. Nêu một ví dụ cụ thể.Trả lời:
* Đặc điểm của dịch vụ
- Sản phẩm của ngành dịch vụ không mang tính vật chất.
- Hoạt động dịch vụ có tính linh hoạt cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội.
- Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống. Toàn bộ các nhóm ngành dịch vụ là những mắt xích trong một chuỗi liên kết giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với cung ứng, sản xuất với tiêu dùng,...
- Không gian lãnh thổ của dịch vụ ngày càng mở rộng. Hoạt động dịch vụ không giới hạn ở một khu vực, một quốc gia mà phát triển toàn cầu.
3. Cơ cấu ngành dịch vụ
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 26.2, hãy:- Trình bày cơ cấu ngành dịch vụ.
- Nêu ví dụ về một trong ba nhóm ngành dịch vụ.

Trả lời:
* Cơ cấu ngành dịch vụ: gồm 3 nhóm ngành:
1. Dịch vụ kinh doanh:
- Dịch vụ sản xuất: tài chính ngân hàng, kế toán, tín dụng, kinh doanh bất động sản,…
- Dịch vụ phân phối: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tư vấn,…
=> Ví dụ: Ở Việt Nam có các ngân hàng như ngân hàng VietCombank, Agribank, Techcombank,…
2. Dịch vụ tiêu dùng:
- Dịch vụ xã hội: Bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục,…
- Dịch vụ cá nhân: du lịch, dịch vụ sửa chữa,…
=> Ví dụ: Mạng lưới bệnh viện ở Việt Nam khá rộng khắp phục vụ nhu cầu về sức khỏe, ngày càng có nhiều nhà đầu tư, áp dụng công nghệ viễn thông vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
3. Dịch vụ công:Dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính.
=> Ví dụ: Ở Việt Nam có các dịch vụ công như:
- Các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai…
- Dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Câu hỏi: Quan sát hình 26.3, hãy chọn hai trong số các nhân tố kinh tế - xã hội, nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
Trả lời:
Ví dụ:
- Trình độ phát triển kinh tế: Nơi nào phát triển kinh tế thì nơi đó kéo theo sự phát triển của ngành dịch vụ. Vì vậy, những thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng có nhiều loại hình dịch vụ hơn các tỉnh Điện Biên, Sơn La.
- Đặc điểm dân cư: Ngành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy, ở những nơi đông dân như Hà Nội sẽ có sức mua, sức tiêu thụ lớn hơn tỉnh Hà Giang.
Luyện tập
Câu hỏi: Vì sao ở các nước phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao?Trả lời:
Ở các nước phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao là do:
- Ngành dịch vụ đem lại nguồn thu rất lớn.
- Nguồn lao động các nước phát triển có trình độ cao đáp ứng được những đòi hỏi của ngành dịch vụ.
- Hạ tầng phục vụ dịch vụ rất đầy đủ và hiện đại đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch vụ; nguồn vốn lớn để đầu tư mạnh vào các lĩnh vực dịch vụ.
- Thu nhập của dân cao nên nhu cầu về các loại hình dịch vụ rất đa dạng.
- Các nước phát triển đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức.
Vận dụng
Câu hỏi: Hãy tìm hiểu về một ngành dịch vụ ở địa phương em.Trả lời:
- Em tự tìm hiểu về một ngành dịch vụ ở địa phương em.
* Gợi ý tham khảo: Tỉnh Cao Bằng:
Là một tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn trong cơ sở vật chất và chất lượng nguồn nhân lực y tế, thời gian qua ngành y tế Cao Bằng đã đặt trọng tâm trong việc xây dựng hệ thống y tế đồng bộ để phát huy tối đa hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trong 3 năm qua, toàn ngành y tế Cao Bằng đã hoàn thành việc tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp y tế, thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở hợp nhất 07 trung tâm tuyến tỉnh và thành lập Trung tâm y tế tuyến huyện đa chức chức năng trên cơ sở hợp nhất Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện; nâng cao năng lực quản trị nội bộ và tổ chức điều hành tại các đơn vị sự nghiệp y tế.
Một trong những dấu ấn của ngành Y tế đó là ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin. Thành lập Trung tâm điều hành y tế thông minh kết nối đến 100% cơ sở khám bệnh từ cấp huyện đến 161 trạm y cấp xã trên địa bàn tỉnh; khám chữa bệnh từ xa kết nối trực tuyến với 16 điểm cầu trung tâm y tế các huyện, thành phố trong tỉnh.