Giải SGK Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Các bằng chứng tiến hoá

Mở đầu (trang 97) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Làm thế nào các nhà khoa học biết được sự xuất hiện và phân bố của một loài nào đó trong quá khứ cách đây hàng triệu năm?

Trả lời:

- Việc nghiên cứu hóa thạch giúp các nhà khoa học xác định hình dạng, cấu trúc, và đặc điểm sinh học của các loài đã tuyệt chủng.

I. Bằng chứng hóa thạch

Câu hỏi 1 (trang 98) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Hoá thạch được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Hóa thạch được hình thành theo nhiều phương thức khác nhau:

- Hóa đá: Xác sinh vật bị các lớp trầm tích bao bọc, chất hữu cơ phân hủy được thay thế bởi calcium cùng các khoáng chất khác nhưng vẫn giữ được hình dạng, đặc điểm cấu trúc hình thái của sinh vật.

- Hổ phách: Nhựa cây tiết ra ra tạo thành hổ phách bao phủ sinh vật.

- Dung nham núi lửa bao phủ phần xác sinh vật và quá trình trầm tích hóa.

- Xác sinh vật được bao phủ băng tuyết quanh năm.

Câu hỏi 2 (trang 98) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Tuổi của các hoá thạch được xác định dựa vào thành phần hoá học hay đặc điểm hình thái của chúng? Giải thích.

Trả lời:

- Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch hoặc có trong lớp đất đá chứa hóa thạch. Vì hóa thạch ở những nơi địa tầng ổn định, không bị xáo trộn, nằm càng sâu dưới lòng đất có tuổi thọ càng cao, thành phần hóa học của chúng gần như không thay đổi qua thời gian.

II. Bằng chứng giải phẫu so sánh

Câu hỏi 1 (trang 99) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Một số loài rắn, mặc dù không có chân nhưng trong cơ thể vẫn còn mấu xương nhỏ không còn chức năng. Từ đặc điểm đó có thể rút ra được kết luận gì về sự tiến hóa liên quan đến các chi của các loài này?

Trả lời:

- Một số cấu trúc/cơ quan ở sinh vật không có chức năng rõ ràng nhưng rất giống với cấu trúc vốn có chức năng nhất định ở loài tổ tiên được gọi là cấu trúc thoái hóa ở loài rắn.

Câu hỏi 2 (trang 99) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Cánh của chim với cánh của chuồn chuồn đều có chức năng giúp các con vật bay lượn. Các cấu trúc này có phải là cấu trúc tương đồng không? Giải thích.

Trả lời:

- Cánh của chim với cánh của chuồn chuồn không phải cấu trúc tương đồng.

- Giải thích: Cánh của chim và cánh của chuồn chuồn về cấu trúc và nguồn gốc khác nhau hoàn toàn mặc dù chức năng của chúng đều giúp các sinh vật bay được trong không khí. Vì vậy, cánh chim và cánh chuồn chuồn là cấu trúc tương tự, không có chung nguồn gốc di truyền.

III. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

Câu hỏi 1 (trang 100) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Những bằng chứng tế bào học nào cho thấy các loài có chung tổ tiên?

Trả lời:

- Có rất nhiều bằng chứng ở cấp độ tế bào cho thấy mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. Ví dụ: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và các tế bào đều có những đặc điểm cấu trúc giống nhau như màng tế bào, vùng nhân/nhân, tế bào chất. Các hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng ở các tế bào cơ bản là giống nhau.

Câu hỏi 2 (trang 100) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Nêu một số bằng chứng phân tử cho thấy mọi sinh vật đều có chung nguồn gốc.

Trả lời:

Các tế bào của mọi sinh vật đều có các thành phần phân tử hóa học cơ bản như nhau. Vật chất di truyền của các tế bào đều là DNA, mã di truyền về cơ bản được dùng chung cho các loài, protein ở hầu hết các loài đều được cấu tạo từ 20 loại amino acid.

→ Mọi sinh vật đều có chung nguồn gốc.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập và vận dụng 1 (trang 101) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Giải thích những ưu điểm của bằng chứng hoá thạch.

Trả lời:

Những ưu điểm của bằng chứng hóa thạch là:

- Hóa thạch cho biết thời gian tồn tại và địa điểm sinh sống của các sinh vật hóa thạch.

- Một số hoa thạch có thể cho chúng ta biết những dạng sống trung gian chuyển tiếp đã từng tồn tại trong quá trình tiến hóa của các loài sinh vật.

Luyện tập và vận dụng 2 (trang 101) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Hãy cho biết bằng chứng tiến hóa nào giúp xác định được mối quan hệ họ hàng cũng như nguồn gốc tiến hóa của mọi loài hiện đang sống trên Trái Đất? Giải thích.

Trả lời:

- Bằng chứng tế bào học vì có rất nhiều bằng chứng ở cấp độ tế bào cho thấy mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. 

Ví dụ: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và các tế bào đều có những đặc điểm cấu trúc giống nhau như màng tế bào, vùng nhân/nhân, tế bào chất. Các hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng ở các tế bào cơ bản là giống nhau.

Luyện tập và vận dụng 2 (trang 101) Sinh 12 Kết nối tri thức Bài 19: Hãy sưu tập một số bằng chứng hoá thạch tại địa phương (nếu có) hoặc trên internet.

Trả lời:

- Một số bằng chứng hoá thạch tại địa phương:

  • + Mẫu Cúc đá (Ammonoidea) có tên khoa học Dumortieria lantenoisi (Mansuy), thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Chân đầu (Cephalopoda), phụ lớp Cúc đá (Ammonoidea). Đây là loài bản địa được phát hiện và mô tả ở vùng đập thủy điện Trị An, tỉnh Đồng Nai. 

https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2015/08/12/CTNL9521-1439354802.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=6X0wkpAI3pU-bi7n_e3d9Q

  • + Hóa thạch thực vật tuế chưa được định loại, tạm thời xếp vào nhóm Tuế (Cycadales); thực vật ngành Hạt trần (Gymnospermae). Mẫu được sưu tập trong các trầm tích tướng lục địa màu đỏ của hệ tầng Ea Súp, lộ rộng rãi ở các vùng Buôn Ea Súp và Bản Đôn (Đăk Lăk). Tuổi của hệ tầng được xác định là Jura giữa, ứng với khoảng 174,1-163,5 triệu năm.

https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2015/08/12/CTNL9525-1439354802.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9fL20PT_L09mw9zPbZoZtA

  • + Mẫu hóa thạch thực vật họ Sen, được sưu tập trong đá phiến sét đen, tướng đầm lầy của hệ tầng Na Dương ở vùng mỏ than nâu Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Dựa vào tài liệu hóa thạch thực vật lá, các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng, các thành tạo chứa than nâu có tuổi Miocen 23-5,3 triệu năm thuộc kỷ Neogen.

https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2015/08/12/CTNL9541-1439353820.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dqVVPth9geN6rYfDrBwuug