I. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phát huy lợi thế, sử dụng hiệu quả nguồn lực → nền kinh tế hiệu quả hơn.
- Tăng ứng dụng công nghệ, nâng cao trình độ lao động, năng suất, chất lượng cuộc sống.
- Thúc đẩy tăng trưởng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế.
II. Các hình thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1. Theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
- Chuyển dịch toàn diện, dựa vào công nghiệp, dịch vụ, khoa học – công nghệ, sáng tạo.
- Tăng vai trò công nghiệp & dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.
- Cơ cấu lao động, ngành, vùng, thành phần kinh tế đều thay đổi.
- Hướng đến tăng trưởng bền vững, hội nhập toàn cầu.
2. Theo ngành
- Nông – lâm – thủy sản: tăng thủy sản, giảm nông nghiệp → gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
- Công nghiệp: giảm khai khoáng, tăng chế biến, chế tạo, ứng dụng công nghệ cao.
- Dịch vụ: phát triển hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số, mở rộng TMĐT, ngân hàng, logistics, du lịch,….
3. Theo thành phần kinh tế
- Kinh tế Nhà nước: giảm (từ 29,3% → 21,2%), giữ vai trò chủ đạo, nắm ngành then chốt.
- Kinh tế ngoài Nhà nước: tăng mạnh (43% → 50,1%), là động lực phát triển địa phương & cả nước.
- Kinh tế có vốn FDI: tăng (15,2% → 20%), thu hút vốn, công nghệ, quản lí hiện đại, hội nhập toàn cầu.
4. Theo lãnh thổ
- Hình thành 6 vùng KT-XH, phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, hành lang kinh tế,…
+ Nông nghiệp: phát triển vùng chuyên canh, trang trại, ứng dụng CNC.
+ Công nghiệp: phát triển KCN, KCX, công nghiệp công nghệ cao.
+ Dịch vụ: hiện đại hóa, phục vụ sản xuất & dân sinh.