Lý thuyết Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 29: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

I. KHÁI QUÁT

- Địa lí – lãnh thổ: Gồm TP.HCM và 5 tỉnh (Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu); giáp Campuchia, các vùng khác và có biển, đảo (Côn Đảo).

- Dân số: 18,3 triệu người (2021), dân số đông, tỉ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (66,4%). Nhiều dân tộc cùng sinh sống.

II. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Tự nhiên & tài nguyên:

- Thế mạnh:

+ Địa hình bằng phẳng, đất badan & đất xám tốt cho cây công nghiệp.

+ Khí hậu nhiệt đới, hai mùa rõ rệt.

+ Hệ thống sông lớn, nhiều hồ thủy lợi – thủy điện.

+ Tài nguyên biển (dầu khí, hải sản, du lịch) rất phong phú.

- Hạn chế: Mùa khô kéo dài, biến đổi khí hậu gây ngập úng, xâm nhập mặn.

2. Kinh tế – xã hội:

- Thế mạnh:

+ Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao.

+ Cơ sở hạ tầng hiện đại, TP.HCM là trung tâm kinh tế hàng đầu.

+ Thu hút mạnh vốn đầu tư, khoa học công nghệ phát triển.

- Hạn chế: Áp lực dân cư đô thị lớn, gây ra nhiều vấn đề xã hội – môi trường.

III. PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp:

+ Dẫn đầu cả nước, đóng góp lớn vào GDP.

+ Công nghiệp chủ lực: chế biến, chế tạo, dầu khí, điện, điện tử, thực phẩm, dệt may, hóa chất,...

TP.HCM, Biên Hòa, Bình Dương là trung tâm công nghiệp lớn.

2. Dịch vụ:

+ Giao thông: Đầy đủ các loại hình (đường bộ, sắt, thủy, hàng không), hạ tầng hiện đại.

+ Thương mại: Nội thương và xuất khẩu lớn nhất nước.

+ Du lịch: Phát triển mạnh (TP.HCM, Vũng Tàu,...).

+ Bưu chính – viễn thông, tài chính – ngân hàng: Tiên phong, ứng dụng công nghệ cao.

3. Nông – lâm – thủy sản:

+ Nông nghiệp: Cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu), cây ăn quả (sầu riêng, xoài,...), chăn nuôi hiện đại.

+ Lâm nghiệp: Khai thác gỗ, bảo tồn rừng, phát triển du lịch sinh thái.

+ Thủy sản: Chủ yếu khai thác biển (Bà Rịa – Vũng Tàu), một phần nuôi trồng ở Đồng Nai, TP.HCM.

IV. VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Phát triển kinh tế nhanh gây áp lực môi trường: ô nhiễm, suy thoái đất nước, rác thải công nghiệp, ngập úng đô thị.

- Bảo vệ môi trường giúp phát triển bền vững, duy trì chất lượng sống, tạo điều kiện cho kinh tế biển, đô thị phát triển hiệu quả.