I. ĐẶC ĐIỂM VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
- Tập trung nguồn lực mạnh (vị trí, tài nguyên, lao động, hạ tầng).
- Được ưu tiên đầu tư, tạo đà phát triển công nghiệp – dịch vụ, lan tỏa đến các vùng khác.
- Góp phần lớn vào GDP, xuất khẩu, là động lực kinh tế quốc gia.
- Thay đổi phù hợp số lượng, phạm vi theo tình hình phát triển.
II. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
1. Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Bắc Bộ
a) Quá trình hình thành: thành lập năm 1997, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Năm 2004 mở rộng thêm tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Năm 2021, vùng có diện tích hơn 15 nghìn km2, số dân 17,6 triệu người.
b) Nguồn lực phát triển:
- Giao thương với Trung Quốc.
- Có Hà Nội – trung tâm chính trị, KH-CN.
- Khoáng sản (than), biển, du lịch, lao động chất lượng cao.
- Hạ tầng hiện đại: cao tốc, sân bay, cảng biển.
c) Thực trạng phát triển:
- GRDP đứng thứ 2 cả nước.
- Thế mạnh: CN điện tử, ô tô, kim loại, dịch vụ hiện đại.
- Thu hút nhiều FDI (gần 32%), xuất khẩu mạnh.
d) Định hướng phát triển: đẩy mạnh khoa học công nghệ, công nghiệp chế tạo cao, dịch vụ chất lượng cao, kinh tế biển.
2. Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Trung
a) Quá trình hình thành: thành lập năm 1997, bao gồm: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2004 bổ sung thêm tỉnh Bình Định. Năm 2021, diện tích vùng khoảng 28 nghìn km2, số dân là 6,6 triệu người.
b) Nguồn lực phát triển:
- Nằm ở vị trí chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây
- Biển rộng, tài nguyên khoáng sản, điện tái tạo.
- Di sản văn hóa phong phú (Huế, Hội An,…).
- Giao thông tốt: QL1, sân bay, cảng biển,…
c) Thực trạng phát triển:
- GRDP còn thấp, tỉ trọng xuất khẩu ~2,6%.
- Thế mạnh: du lịch, công nghiệp dầu khí, ô tô, thủy sản.
d) Định hướng phát triển: phát triển du lịch biển, CN dầu khí, ô tô, dịch vụ cảng biển, hậu cần nghề cá.
3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
a) Quá trình hình thành: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: được thành lập năm 1998, bao gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Vùng mở rộng thêm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An vào năm 2003 và tỉnh Tiền Giang vào năm 2009. Đến 2021, diện tích vùng là hơn 30 nghìn km2, số dân là 21,8 triệu người.
b) Nguồn lực phát triển
- Trung tâm kinh tế – KH-KT cả nước (TP.HCM).
- Dầu khí, biển sâu, đất đai phù hợp trồng cây công nghiệp.
- Lao động tay nghề cao, năng động, hạ tầng phát triển mạnh.
c) Thực trạng phát triển
- GRDP đứng đầu cả nước, FDI chiếm hơn 50% dự án, 44% vốn.
- Thế mạnh: CN dầu khí, điện tử, thực phẩm; dịch vụ ngân hàng, logistics.
d) Định hướng phát triển: đi đầu công nghệ cao, kinh tế số, phát triển dịch vụ tài chính, công nghiệp trí tuệ nhân tạo, kinh tế biển.
4. Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long
a) Quá trình hình thành: được thành lập muộn nhất vào năm 2009, bao gồm TP Cần Thơ và 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Năm 2021, diện tích vùng là hơn 16 nghìn km2, số dân là 6,1 triệu người.
b) Nguồn lực phát triển:
- Vị trí chiến lược, tài nguyên biển, sông, khí đốt.
- Kinh nghiệm trong lúa gạo, thủy sản, du lịch sinh thái.
- Hạ tầng dần hoàn thiện: sân bay, cảng biển.
c) Thực trạng phát triển:
- GRDP còn khiêm tốn, tỷ trọng NN vẫn cao.
-Thế mạnh: lúa gạo, thủy sản, CN chế biến thực phẩm, du lịch.
d) Định hướng phát triển: đẩy mạnh NN công nghệ cao, chế biến nông sản, kinh tế biển, ứng dụng KH-CN vào sản xuất nông nghiệp.