I. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thế mạnh:
- Địa hình, đất:
+ Đồng bằng → cây lương thực.
+ Đồi núi, cao nguyên → cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, đa dạng vùng miền, sản xuất quanh năm, cây trồng – vật nuôi phong phú.
+ Nước: sông ngòi, hồ đầm, mưa nhiều → tưới tiêu tốt.
+ Sinh vật: nguồn gen phong phú → lai tạo giống năng suất cao.
* Hạn chế:
+ Thiên tai, dịch bệnh, BĐKH thường xuyên.
+ Quỹ đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Thế mạnh:
+ Dân đông, lao động dồi dào, có kinh nghiệm.
+ KHCN: giống mới, cơ giới hóa, tự động hóa, bảo quản hiện đại.
+ Thị trường mở rộng: trong nước & quốc tế.
+ Chính sách hỗ trợ: đầu tư, vốn ưu đãi, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ,…
* Hạn chế:
+ Cơ sở hạ tầng chưa đồng đều.
+ Công nghệ chế biến lạc hậu, thị trường dễ biến động.
II. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
+ Tăng chăn nuôi, giảm trồng trọt, đẩy mạnh dịch vụ nông nghiệp.
+ Phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, ứng dụng KHCN.
+ Phân bố phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng.
III. Hiện trạng phát triển và phân bố
1. Trồng trọt
a) Cây lương thực
+ Chủ yếu lúa (88,9%), trồng nhiều ở ĐBSCL (53,8% DT), tiếp đến là ĐBSH.
+ Ngô, khoai, sắn: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, công nghiệp chế biến.
b) Cây công nghiệp
+ Lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè → Tây Nguyên, ĐNB, TD&MNBB.
+ Hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông,… → ĐBSCL, BTB, DHMT,…
+ Phát triển gắn với chế biến, hướng xuất khẩu.
c) Cây ăn quả
+ Diện tích tăng nhanh (1171,5 nghìn ha năm 2021).
+ Các vùng chuyên canh đặc sản: nhãn Hưng Yên, vải Lục Ngạn, sầu riêng Tiền Giang,…
+ Ứng dụng VietGAP, hữu cơ, công nghệ cao.
d) Cây thực phẩm (rau, đậu…)
+ Trồng nhiều ở ĐBSCL, ĐBSH, quanh các đô thị lớn (vành đai thực phẩm).
+ Xu hướng an toàn, công nghệ cao.
2. Chăn nuôi
- Tỉ trọng tăng (34,7% giá trị sản xuất nông nghiệp – 2021).
- Phát triển trang trại, hữu cơ, công nghệ cao, chú trọng an toàn dịch bệnh.
+ Lợn: 23,1 triệu con (2021), chiếm 62% sản lượng thịt. Tập trung: TD&MNBB, ĐBSH.
+ Gia cầm: 524,1 triệu con, nuôi nhiều ở ĐBSH, ĐBSCL.
+ Trâu, bò:
Trâu: giảm, nuôi nhiều ở TD&MNBB, BTB & DHMT.
Bò: tăng, phát triển lấy sữa, lấy thịt.
+ Dê, cừu: phát triển ở một số vùng.
IV. Xu hướng phát triển
+ Hiện đại – bền vững – xanh – hữu cơ – thông minh.
+ Gắn chế biến – thị trường – bảo quản – xuất khẩu.
+ Chuyển tư duy: từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp, theo chuỗi giá trị.
+ Gắn với xây dựng nông thôn mới – đô thị hóa – dịch vụ – CN.