Lý thuyết Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

I. Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

- Khí hậu

+ Nhiệt độ cao: trung bình năm trên 20°C (trừ vùng núi cao), số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ.

+ Lượng mưa lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm, có nơi lên đến 3500 – 4000 mm.

- Gió mùa rõ rệt:

+ Mùa đông (T11 – T4): gió mùa đông bắc, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm có mưa phùn.

+ Mùa hạ (T5 – T10): gió mùa tây nam, gây mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Địa hình: Phong hóa mạnh → xuất hiện địa hình các-xtơ (hang động, thung khô).

* Xâm thực – bồi tụ:

+ Miền núi: địa hình bị cắt xẻ, sạt lở vào mùa mưa.

+ Đồng bằng: sông bồi tụ, mở rộng đất liền ra biển.

- Sông ngòi

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc (2360 con sông dài trên 10km).

+ Chế độ nước theo mùa: mùa lũ (trùng mùa mưa) & mùa cạn (trùng mùa khô).

- Đất và sinh vật

+ Đất feralit đỏ vàng phổ biến, hình thành trên đồi núi thấp.

+ Sinh vật phong phú: nhiều loài nhiệt đới công, trĩ, khỉ, nai...

+ Hệ sinh thái đa dạng: rừng thường xanh, rừng gió mùa, trảng cỏ...

II. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

- Nông nghiệp

+ Nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển quanh năm, tăng vụ, tăng năng suất.

+ Khí hậu phân hóa → đa dạng cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới.

+ Thiên tai thất thường gây khó khăn cho sản xuất.

- Các ngành kinh tế khác

+ Thuận lợi: phát triển lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, giao thông.

+ Khó khăn: máy móc, sản phẩm dễ hư hỏng do độ ẩm cao, chịu tác động thiên tai.

- Đời sống

+ Thuận lợi: lượng nước dồi dào, sinh hoạt quanh năm.

+ Khó khăn: thiên tai, dịch bệnh nhiệt đới, ảnh hưởng sức khỏe và kinh tế.