Lý thuyết Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 30: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

I. Khái quát

- Diện tích: 40,9 nghìn km²; gồm 13 tỉnh/thành phố, trung tâm là TP Cần Thơ.

- Vị trí: Giáp biển 3 phía, giáp Đông Nam Bộ và Campuchia, thuận lợi phát triển kinh tế, giao thương và quốc phòng.

- Dân số: 17,4 triệu người (2021); mật độ dân số TB 426 người/km²; dân tộc đa dạng: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm.

II. Sử dụng hợp lí tự nhiên

1. Các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên

- Thế mạnh:

+ Địa hình đồng bằng bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ → trồng lúa, cây ăn quả.

+ Khí hậu cận xích đạo, nắng nhiều → thích hợp nông nghiệp, năng lượng tái tạo.

+ Nguồn nước: sông Cửu Long, kênh rạch dày đặc → thủy lợi, giao thông, thủy sản.

+ Rừng: ngập mặn, tràm → môi trường, du lịch sinh thái.

+ Khoáng sản: dầu khí, than bùn, đá vôi,...

+ Biển đảo: hải sản phong phú, tiềm năng du lịch biển (Phú Quốc,...).

- Hạn chế:

+ Mùa khô sâu sắc → thiếu nước, tăng đất mặn/phèn.

+ Biến đổi khí hậu → ngập mặn, xâm nhập mặn.

+ Nguồn nước phụ thuộc nước ngoài → khó quản lí, sử dụng hiệu quả.

2. Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên

+ Quản lí tốt tài nguyên đất, nước, bảo vệ môi trường, thích ứng BĐKH.

+ Đầu tư thủy lợi, kiểm soát lũ, chống sạt lở.

+ Bảo vệ rừng ngập nước, bờ biển.

+ Ứng dụng CNSH, công nghệ môi trường, sản xuất nông nghiệp theo vùng sinh thái.

+ Khai thác hợp lí biển – đảo gắn với du lịch bền vững.

III. Phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm

1. Vai trò sản xuất lương thực và thực phẩm

- Sản xuất lương thực và thực phẩm có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh lương thực của vùng và cả nước.

- Vùng là nơi cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm xuất khẩu chủ lực cho đất nước, đặc biệt là gạo và thủy sản.

- Góp phần khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội của vùng.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng,…

- Giúp giải quyết việc làm cho một lượng lao động đáng kể trong vùng, cải thiện đời sống nhân dân.

2. Tình hình phát triển

- Lương thực:

+ Trọng điểm sản xuất lúa của cả nước (50% diện tích, 90% gạo XK).

+ Năng suất cao nhất cả nước, tập trung ở Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp,…

- Thực phẩm:

+ Chăn nuôi: lợn, bò, gia cầm, quy mô lớn, công nghệ cao.

+ Thủy sản: số 1 cả nước, chiếm >50% sản lượng. Mạnh về nuôi trồng (tôm, cá da trơn,...).

+ Cây ăn quả: diện tích lớn nhất cả nước (~377 nghìn ha), phát triển công nghệ cao và hữu cơ.

IV. Phát triển du lịch

1. Tài nguyên du lịch

- Tự nhiên: sông nước, rừng ngập mặn, biển đảo (Phú Quốc, U Minh,…).

- Văn hóa: chợ nổi, miệt vườn, lễ hội, nghệ thuật truyền thống.

2. Tình hình phát triển

- Loại hình chính: du lịch sinh thái, biển đảo, văn hóa – lễ hội.

- Các điểm mạnh: Phú Quốc, Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp,…