I. Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam
- Gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa:
+ Năm 2021, 37,1% dân số sống ở đô thị.
+ Xuất hiện nhiều đô thị hiện đại, thông minh (Hà Nội, TP.HCM là trung tâm đổi mới sáng tạo, cực tăng trưởng).
- Chênh lệch rõ giữa các vùng: Đông Nam Bộ (66,4%), Trung du & miền núi Bắc Bộ (20,5%).
- Đô thị mở rộng, thay đổi chức năng:
+ Năm 2021 có 749 đô thị.
+ Ngoài hành chính, còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư, lan tỏa phát triển.
II. Mạng lưới đô thị Việt Nam
- Tăng nhanh về số lượng, nhất là thành phố.
- Phân loại đô thị thành 6 loại: Đặc biệt, I, II, III, IV, V – theo các tiêu chí như quy mô, vai trò, dân số, hạ tầng, lao động phi nông nghiệp.
- Quản lý đô thị:
+ Trung ương quản TP trực thuộc TƯ (như Hà Nội, TP.HCM).
+ Tỉnh quản TP tỉnh, thị xã.
+ Huyện quản thị trấn.
- Phân bố mạng lưới đô thị:
+ Phủ khắp cả nước nhưng không đồng đều.
+ Ưu tiên xây dựng vùng, hành lang, dải đô thị ven biển, đô thị động lực và kết nối khu vực, quốc tế.
III. Ảnh hưởng của đô thị hóa
1. Tích cực
- Chuyển dịch lao động sang công nghiệp, dịch vụ → tăng năng suất, nâng cao đời sống.
- Đô thị chiếm 36,2% lao động nhưng đóng góp tới 70% GDP (2021).
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật – xã hội (điện, đường, trường, trạm,…).
- Đô thị hóa nông thôn giúp chuyển dịch kinh tế, giải quyết việc làm, thay đổi cảnh quan – lối sống theo hướng hiện đại.
2. Tiêu cực
- Nếu tự phát, thiếu quy hoạch sẽ gây: quá tải hạ tầng, ô nhiễm môi trường, mất an ninh – trật tự xã hội.