Lý thuyết Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 6: Dân số Việt Nam

I. Đặc điểm dân số

1. Quy mô và gia tăng

- Dân số năm 2021: 98,5 triệu người, đứng thứ 3 Đông Nam Á.

- Tăng dân số giảm dần: từ 2,16% (1979) → 0,94% (2021).

- Có hàng triệu người Việt ở nước ngoài.

2. Cơ cấu dân số

- Giới tính: khá cân bằng, nhưng mất cân bằng khi sinh (112 trai/100 gái).

- Theo tuổi: giảm tỉ lệ trẻ em, tăng người cao tuổi → dân số vàng, nhưng bắt đầu già hóa.

- Theo dân tộc: 54 dân tộc, Kinh 85%, thiểu số 15%, sống đan xen.

- Theo học vấn: tỷ lệ biết chữ 95,7%, chênh lệch giữa thành thị – nông thôn.

3. Phân bố dân cư

- Mật độ 2021: 297 người/km², gấp 5 lần thế giới.

- Chênh lệch vùng miền: ĐB Sông Hồng dày đặc, Tây Nguyên thưa.

- Dân nông thôn chiếm 62,9%, thành thị 37,1%.

II. Thế mạnh và hạn chế

1. Thế mạnh

- Nguồn lực lao động dồi dào, đáp ứng phát triển đa ngành.

- Dân số vàng → cơ hội phát triển.

- Mức sinh thấp → nâng cao chất lượng dân số.

2. Hạn chế

- Áp lực lớn: việc làm, an ninh lương thực, y tế, giáo dục, môi trường.

- Già hóa dân số → tăng chi phí an sinh.

- Phân bố không đều: nơi đông quá tải, nơi thưa thiếu lao động, khó phát triển.

III. Chiến lược dân số Việt Nam

1. Mục tiêu

- Duy trì sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ), cân bằng giới tính khi sinh.

- Bảo vệ dân số dân tộc thiểu số ít người.

- Nâng cao chất lượng dân số (sức khỏe, học vấn).

- Phân bố dân cư hợp lí, gắn với quốc phòng, phát triển bền vững.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Giải pháp

- Hoàn thiện luật pháp, chính sách dân số.

- Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục dân số.

- Phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, tư vấn hôn nhân, tầm soát bệnh.

- Bảo đảm nguồn lực, kết hợp ngân sách nhà nước và xã hội hóa.