Lý thuyết Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

I. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

- Biển Đông: Diện tích rộng (3,44 triệu km²), khí hậu nhiệt đới gió mùa, giàu tài nguyên (khoáng sản, sinh vật, du lịch).

- Vùng biển Việt Nam: Rộng > 1 triệu km², có 2 quần đảo lớn: Hoàng Sa, Trường Sa, đường bờ biển dài 3260 km, 28 tỉnh/thành phố giáp biển.

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM

- Sinh vật phong phú: 2000 loài cá, rong biển, rạn san hô, vườn quốc gia (Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo...).
- Khoáng sản dồi dào: Dầu khí lớn (10 tỉ tấn dầu quy đổi), titan, cát thủy tinh, muối, băng cháy, gió biển.
- Du lịch hấp dẫn: Bờ biển đẹp, đảo nổi tiếng (Phú Quốc, Lý Sơn...), di sản thế giới (Vịnh Hạ Long, Cát Bà), sinh thái đa dạng.

III. VẤN ĐỀ KHAI THÁCH TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO

1. Phát triển du lịch biển, đảo

- Trung tâm lớn: Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc.

- Kết hợp du lịch với nuôi trồng thủy sản, bảo tồn sinh thái.

2. Giao thông vận tải biển: 34 cảng biển (2 cảng đặc biệt), vận chuyển hàng hóa tăng nhanh, mở rộng giao thương quốc tế.

3. Khai thác khoáng sản:

- Trọng tâm: dầu khí, cát, titan, muối.

- Cần chú ý bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm.

4. Tài nguyên sinh vật: Khai thác và nuôi trồng hải sản tăng, áp dụng công nghệ cao, hướng tới phát triển bền vững.

IV. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO

- Biển là không gian sống – phát triển kinh tế – bảo vệ chủ quyền.

- Môi trường biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng toàn vùng.

- Bảo vệ rừng đảo, hệ sinh thái, chống suy thoái môi trường.

V. Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH

1. Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh

- Biển Đông và các đảo, quần đảo của Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và quốc phòng an ninh. Mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn trên cơ sở phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của biển, đảo. Bởi thế nên cần phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nền tảng, nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế nên phải được khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng,…

- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo vừa là quyền lợi, trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động trên biển vừa phải gắn liền với đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển.

2. Hướng chung trong việc giải quyết tranh chấp vùng biển, đảo ở Biển Đông

- Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

- Chủ động, tích cực tham gia diễn đàn quốc tế và khu vực, phối hợp với các nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy kí Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

- Đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên trên biển, bảo vệ môi trường biển, qua đó đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Giải quyết các tranh chấp trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, tôn trọng chủ quyền biển, đảo của các quốc gia, xây dựng một khu vực Đông Nam Á ổn định, hòa bình.