Trước khi đọc
Câu hỏi SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 33): Bạn biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc? hãy kể tên tác phẩm và tác giả.Trả lời:
– Một số tác phẩm trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc:
+ Thiên đô chiếu (Lý Thái Tổ): Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ tự tay viết và ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Việt từ Hoa Lư.
+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn): Dụ chư tì tướng hịch văn là bài hịch bằng văn ngôn do Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn soạn cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Đại Nguyên–An Nam thứ nhì.
+ Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt): một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết bằng văn ngôn có tác dụng khích lệ tinh thần quân sĩ, giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077
+ Phò giá về kinh (Trần Quang Khải): một bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
Đọc văn bản
Câu 1 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 34): Tác giả nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?Trả lời:
- Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa để làm tiền đề cho toàn bài cáo, cho thấy khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa.
Câu 2 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 35): Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?
Trả lời:
* Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác trên đất nước ta:
– Thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn.
– Sử dụng những thủ đoạn tàn ác làm khổ nhân dân (Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ).
– Đánh thuế, Hành hạ, đánh đập nhân dân, bắt dân ta làm phục dịch suốt hơn 20 năm (ép xuống biển mò ngọc; đãi cát tìm vàng trong rừng sâu, nước độc).
– Vơ vét, bóc lột của cải của dân ta.
=> Những tộc ác đó thể hiện sự tham lam và tàn bạo gây ra bao đau thương cho dân tộc ra.
Câu 3 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 36): Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a (“Nhân dân...lấy ít địch nhiều”), bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa.
Trả lời:
- Dựa vào những hình ảnh Nhân dân lấy ít địch nhiều ở cuối đoạn 3a, bước tiếp theo của cuộc khởi nghĩa chính là việc dân ta đoàn kết kiên trì sử dụng mưu lược và kế đánh tài tình, dùng sức mạnh dân tộc “lấy ít địch nhiều” để giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
Sự đồng lòng, sự quyến tâm mạnh mẽ ấy ắt sẽ giúp đất nước giành được sự thắng lợi, làm chủ được đất nước, đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.
Câu 4 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 38): Bạn hình dung như thế nào về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b?
Trả lời:
- Trong đoạn 3b, hình ảnh khí thế chiến thắng của nghĩa quân khiến tôi hình dung ra được một tinh thần quyết tâm, quả cảm bởi sự căm phẫn tột độ trước những tội ác mà bọn giặc đã gây ra cho dân tộc trong suốt 20 năm qua.
Khí thế chiến thắng ấy như đang lan rộng khắp nơi, càng đánh càng hăng, tinh thần ấy chưa có lúc nào hạ nhiệt và trở nên mạnh mẽ và có động lực hơn bao giờ hết. Đó là một không khí chiến thắng hào hùng, hứng khởi.
Câu 5 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 39): So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt?
Trả lời:
- So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này mang tính chất tổng kết toàn bài, mở ra hi vọng cho đất nước sau khi đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm.
Sau khi đọc
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 39): Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?
Trả lời:
– Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi nghĩa quân Lam Sơn đã đánh thắng giặc Minh.
– Mục đích viết của bài cáo:
+ Tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước. Khẳng định trước toàn thể nhân dân về sự thắng lợi công cuộc kháng chiến chống giặc Minh.
– Những dấu hiệu giúp nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận:
+ Thể loại của văn bản – thể cáo.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 39): Có người nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Trả lời:
– Văn bản Bình Ngô đại cáo ra đời với mục đích tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Tính chất của tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo qua những câu văn khẳng định nước Việt Nam là một nước văn hiến và có truyền thống lâu đời:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
- Nước ta giành được độc lập và trên cương vị ngang hàng với các nước khác. Sự độc lập chủ quyền ấy đã được xác định rất rõ qua những truyền thống lịch sử và nền văn hiến lâu đời. Vì vậy, có thể nói “Bình Ngô đại cáo” là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo là hoàn toàn là một nhận định chính xác.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 39): Chứng minh “nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?
Trả lời:
- “Nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ kết nối với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài.
- Cụ thể, sau khi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cho thấy những hành động của quân Minh hoàn toàn trái ngược với điều này trong phần 2.
- Ông vừa tiếp thu, vừa kế thừa quan niệm “nhân nghĩa” theo nghĩa gốc của Nho gia. Đối với tác giả, “nhân nghĩa” cốt yếu là lấy dân làm gốc, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân bằng cách diệt trừ bạo ngược, đánh bại những kẻ đi ngược lại với nguyên lí “nhân nghĩa” mà Nguyễn Trãi đã đưa ra.
- Sau khi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cho thấy những hành động của quân Minh hoàn toàn trái ngược với điều này trong phần 2 (Vì tư tưởng Nho giáo mà nhà Minh sử dụng trong hệ thống chính trị).
Sang phần 3a và 3b, Nguyễn Trãi cho thấy sự chính nghĩa đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.
- Tiếp đến phần 4, Nguyễn Trãi có thể khẳng định Xã tắc từ đây vững bền; Giang sơn từ đây đổi mới chính là nhờ vào sự nhân nghĩa mà ông và nghĩa quân Lam Sơn theo đuổi.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 39): Dựa vào bố cục của văn bản, hãy tóm tắt các luận điểm chính trong bài cáo và nhận xét về cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả. (Có thể dùng lời, bảng biểu hay sơ đồ tư duy).
Trả lời:
Các luận điểm chính trong bài cáo:
- Luận điểm 1: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
- Luận điểm 2: Tội ác của giặc Minh đi ngược tư tưởng nhân nghĩa không thể tha thứ.
- Luận điểm 3: Nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.
- Luận điểm 4: Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa giúp giữ gìn và xây dựng đất nước.
→ Nhận xét: Cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả hợp lí, thuyết phục.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 39): Phân tích cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 hoặc phần 2 của bài cáo.
Trả lời:
* Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 của bài cáo:
– Luận điểm: Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
– Lí lẽ: Đại Việt là một nước văn hiến, có lịch sử lâu đời.
– Bằng chứng: Bằng chứng về các triều đại trong lịch sử Việt Nam và các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm, có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng ở mỗi dân tộc.
=> Trong phần 1, lí lẽ và bằng chứng đi liền với nhau. Bằng chứng được nêu ra ngay sau lí lẽ, làm sáng rõ và chứng minh cho lí lẽ.
* Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 2 của bài cáo:
– Luận điểm: Tội ác của giặc Minh đi ngược tư tưởng nhân nghĩa không thể tha thứ.
– Lí lẽ: “Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa”.
– Bằng chứng: tác giả đã đưa ra hàng loạt những tội ác của giặc “Nướng dân đen… Tan tác cả nghề canh cửi”.
=> Trong phần 2, lí lẽ và bằng chứng cũng đi liền với nhau. Bằng chứng được đưa ra ngay kề lí lẽ để làm sáng rõ, góp phần chứng minh cho luận điểm.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 39): Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3a (hoặc phần 3b) của bài cáo.
Trả lời:
* Ở phần 3b, yếu tố tự sự đã được dùng làm bằng chứng minh, làm sáng đỏ luận điểm cho yếu tố nghị luận:
– Yếu tố tự sự: Kể lại các trận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại thảm hại của quân Minh.
– Yếu tố nghị luận: Khẳng định sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn và khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.
Câu hỏi 7 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 39): Cách sử dụng từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (liệt kê, đối, ẩn dụ, thậm xưng,...) trong việc xây dựng hình ảnh, tạo nhịp điệu ở bài cáo có tác dụng biểu cảm như thế nào?
Trả lời:
- Liệt kê: liệt kê những tội ác mà bọn giặc ngoại xâm đã gây ra với dân tộc Đại Việt à người đọc cảm nhận sự khốn khổ của nhân dân và sự tàn ác, bạo ngược của giặc.
- Đối: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương; đối lập giữa sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn và sự tàn ác, ngang ngược của quân Minh; sự chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại thảm hại của quân nhà Minh à thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc, sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn, của dân tộc Đại Việt.
- Ẩn dụ: làm cho câu văn giàu hình ảnh, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Thậm xưng: gây ấn tượng mạnh cho người đọc, khắc sâu nội dung vào trí nhớ.
=>Tất cả góp phần tạo nên sự biểu cảm, hấp dẫn trong việc việc xây dựng hình ảnh, tạo nhịp điệu ở bài cáo. Từ đó, khiến cho bài nghị luận không còn trở nên khô khan, vưa hợp tình hợp lí, vừa thuyết phục độc giả.
Câu hỏi 8 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Bình Ngô đại cáo (trang 39): Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo là một "thiên cổ hùng văn" có thích đáng không? Vì sao?
Trả lời:
– Sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn:
+ Đoạn 1: Hùng hồn, khẩu khí, mang tính khẳng định.
+ Đoạn 2: Xót thương cho nhân dân, căm phẫn trước tội ác của giặc.
+ Đoạn 3: Đanh thép, tự hào.
+ Đoạn 4: Khiêm tốn, tự hào, vui mừng.
– Theo em, việc xem Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn” hoàn toàn thích đáng. Có hai điều đáng bàn luận là “thiên cổ” và “hùng văn”
+ Yếu tố “thiên cổ”: đây là một văn bản khẳng định chủ quyền của Đại Việt, tương đương với bản tuyên ngôn độc lập của một đất nước.
+ Yếu tố “hùng văn”: là từ mà Tô Thế Huy dành cho các tác phẩm thể hiện khí phách của thời đại, gây tác dụng lớn.