Trước khi đọc
Câu hỏi (Trước khi đọc) SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 15): Bạn đã từng đọc hay nghe kể về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người chưa? Hãy chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn đã biết. Nếu chưa biết, bạn hãy thử đoán truyện Prô-mê-tê và loài người sẽ nói về vấn đề gì?
Trả lời:
– Em đã từng được đọc và nghe kể về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người. Prô-mê-tê là một vị thần khổng lồ và rất tốt bụng với con người. Ông nổi tiếng với trí thông minh và là vị thần đã tạo ra con người. Bởi vì ăn cắp ngọn lửa từ xe ngựa của thần Apollo để trao cho nhân loại, Prô-mê-tê đã bị thần Zeus trừng phạt. Ông bị xích vào một tảng đá và bị một con đại bàng đến ăn gan của mình. Cho đến khi Heracles xuất hiện, ông đã được anh cứu thoát.
Đọc văn bản
Dự đoán 1 SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 16): Theo bạn, thần Prô-mê-tê sẽ ban cho con người “vũ khí” gì?
Trả lời:
– Qua việc đọc phần 1 của văn bản, theo em, thần Prô-mê-tê sẽ ban cho con người một thứ “vũ khí” có thể giúp con người sinh sống trên Thế gian. Đó có thể là quần áo, đôi tay, lửa để tạo ra đồ ăn. Tất cả đều là thứ vũ khí nguy hiểm và hữu ích để con người chiến thắng muôn loài.
Tưởng tượng 2 SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 16): Theo bạn, thần Prô-mê-tê sẽ ban cho con người “vũ khí” gì?
Trả lời:
– Những việc thần Prô-mê-tê đã làm bao gồm:
+ Tái tạo cho con người một thân hình đẹp đẽ thanh tao à hơn các con vật.
+ Giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thảnh thơi để làm việc khác.
+ Lấy lửa của thần Mặt Trời châm vào ngọn đuốc đem xuống cho loài người.
– Qua những việc Prô-mê-tê là một vị thần vô cùng thông minh và tốt bụng với con người. Đây là một vị thần vô cùng tài năng và lo nghĩ cho muôn loài, công bằng.
Suy luận 3 SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 17):
“Và từ đó dẫu mong manh và bấy yếu
Giống loài người đã có ngọn lửa của Prô-mê-tê
Ngọn lửa thiêng dạy cho họ biết bao nghề.”
Đây là lời của ai? Lời này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Đây là lời của con người nói về công lao của thần Prô-mê-tê khi đã ban cho họ ngọn lửa, chỉ ra sức mạnh của ngọn lửa thiêng trong cuộc sống của người lao động. Lời nói này như một lời cảm ơn, sự kính trọng, ca ngợi công ơn của thần Prô-mê-tê và “vũ khí” đặc biệt – ngọn lửa đã giúp cuộc sống con người văn minh và hạnh phúc hơn.
– Bên cạnh đó lời thơ cũng chỉ ra đặc tính của con người mỏng manh, bầy yếu nhưng nhờ có ngọn lửa họ sẽ sống, sáng tạo.
Sau khi đọc
Câu hỏi 1 SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 17): Bạn đã từng hình dung thế nào về một vị thần? Nhân vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong “Prô-mê-tê và loài người” có làm cho hình dung đó của bạn thay đổi không? Vì sao?
Trả lời:
* Sự hình dung về một vị thần:
– Hình dung trước bài đọc:
+ Là những người vô cùng quyền năng, to lớn, mạnh mẽ và dữ tợn.
+ Hình dung về vị thần xa lạ và khác xa với con người.
– Hình dung sau bài học:
+ Thần linh cũng có thể đãng trí, sai lầm hay “đần độn’ như Ê-pi-mê-tê hay có lòng tốt với con người, vui vẻ và gần gũi như Prô-mê-tê.
+ Hình dung về vị thần gần gũi hơn.
* Nhân vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong Prô-mê-tê và loài người không làm cho hình dung lúc ban đầu của em thay đổi. Bởi:
– Họ xuất hiện trong khoảng thời gian không rõ ràng (“thuở ấy”).
– Họ có sức mạnh và khả năng kì lạ:
+ Thần Ê-pi-mê-tê có khả năng tạo ra “vũ khí” để giúp cho các con vật có những sức mạnh riêng của mình (con thì được ban cho sức chạy nhanh, con được ban cho đôi mắt sáng, con có sức khỏe, …).
+ Thần Prô-mê-tê ban cho con người lửa.
– Họ dùng chính sức mạnh của mình để giúp đỡ chúng sinh.
+ Thần Ê-pi-mê-tê ban cho các con vật những “vũ khí”, đặc ân riêng để sống được ở thế gian.
+ Thần Prô-mê-tê giúp con người có hình hài thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi lại bằng hai chân và tay để làm việc, đặc biệt ban cho “vũ khí” lửa để giúp cuộc sống họ trở nên tươi sáng, tốt đẹp hơn.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 17): Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó nhận xét về cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong “Prô-mê-tê và loài người”.
Trả lời:
* Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần:
- Vì thấy thế gian chỉ có mỗi các vị thần thì hết sức văng vẻ, hai vị thần Ê-pi-mê-tê và Prô-mê-tê đã quyết định sẽ tạo thêm những thứ khác cho nhân gian. Ê-pi-mê-tê xung phong việc chế tạo còn Prô-mê-tê sẽ kiểm tra và sửa chữa lại. Các con vật được trao cho những vũ khí phòng thân vô cùng hữu ích nhưng Ê-pi-mê-tê lại bỏ quên mất con người.
- Khi Prô-mê-tê kiểm tra lại, ông đã quyết định sẽ nhào nặn lại con người dựa theo hình dáng của những vị thần: đi bằng hai chân, để đôi tay làm việc. Với đó, vị thần cũng suy nghĩ làm sao để con người có thể mạnh và vượt trội hơn nhưng con vật khác để sinh tồn trong thế giới này.
- Cuối cùng, ông đã quyết định lấy lửa từ cỗ xe của thần mặt trời Hê-Li-Ôx và trao cho con người. Nhờ ngọn lửa của Prô-mê-tê, con người đã thoái khỏi sự tối tăm, lạnh giá. Ngọn lửa vừa là bạn vừa là vũ khí giúp họ chống lại nguy hiểm từ những con vật khác. Ngọn lửa cùng là một điều vô cùng quan trọng để sau này giúp con người sáng tạo ra muôn nghề.
* Nhận xét:
– Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người ngắn gọn, cụ thể, tập trung vào việc nêu lên quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó, làm nổi bật hình ảnh vĩ đại và công lao to lớn của hai vị thần.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 17): Nêu nội dung bao quát của truyện “Prô-mê-tê và loài người”. Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì?
Trả lời:
– Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp người đọc hình dung sự hình thành con người cùng với thế giới muôn loài. Trong quá trình đó, con người được trao cho những quyền năng đặc biệt, được tạo ra, sinh tồn dưới hình ảnh của thần Prô-mê-tê.
– Qua đó cũng ca ngợi công lao to lớn của hai vị thần đã cho mỗi loại có những đặc ân, “vũ khí” riêng và giúp cuộc sống trở nên tươi sáng và phong phú hơn. Cùng với đó là sự tôn kính đến các vị thần, tăng tính tưởng tượng và sáng tạo trong cách lí giải về sự xuất hiện của loài người.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 17): Truyện “Prô-mê-tê và loài người” giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?
Trả lời:
Truyện Prô mê tê và loài người có thể thấy:
+ Tín ngưỡng, tôn giáo của người Hy Lạp xưa luôn gắn với hình những vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Những vị thần được coi như những người đã khai sinh ra thế giới, vạn vật và người Hy Lạp xưa luôn tôn thờ. Cho đến nay, các vị thần vẫn được lưu truyền qua những câu chuyện thần thoại và được người Hy Lạp tôn trọng.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 17): Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra “Prô-mê-tê và loài người” là một truyện thần thoại?
Trả lời:
* Những dấu hiệu nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại:
– Không gian: “thế gian” → không xác định nơi chốn cụ thể.
– Thời gian: “thuở ấy” → thời gia cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.
– Cốt truyện: tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê.
– Nhân vật vượt quá mức người thường: Là hai vị thần có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.
+ Thần Prô-mê-tê sử dụng sức mạnh phi thường của mình để tái tạo hình dạng con người, tạo ra lửa, giúp con người đứng thẳng.
+ Thần Ê-pi-mê-tê sử dụng sức mạnh phi thường của mình để ban những đặc ân, “vũ khí” cho từng loài vật.
– Yếu tố kỳ ảo: Nhào nặn con vật,con người, Prô-mê-tê lấy lửa ở bánh xe của thần mặ trời và trao cho con người.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ Văn 10 CTST - Soạn bài Prô-mê-tê và loài người (trang 17): Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ trời và Prô-mê-tê và loài người.
Trả lời:
* Điểm tương đồng:
– Cùng là truyện thần thoại
– Cùng nói về nguồn gốc, lịch sử của con người và vạn vật trên thế gian qua góc nhìn thần thoại với sự xuất hiện của yếu tố kì ảo
– Nhân vật chính đều là các vị thần.
* Điểm khác biệt:
– Thần Trụ trời:
+ Là truyện thần thoại Việt Nam.
+ Nội dung chính nói đến nguồn gốc hình thành của trời đất dưới bàn tay thần Trụ trời.
– Prô-mê-tê và loài người
+ Là truyện thần thoại Hy Lạp
+ Nội dung chính nói về nguồn gốc tạo ra đặc điểm của muôn loài và con người.