Đọc văn bản
Xuân về
Nguyễn Bính
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh giỏi quang, nắng mới hoe.
Lá nỗn, ngành non ai trắng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi .
Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung.
Đầy vườn hoa buổi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đó, khăn thậm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam vô.
1937
(In trong Tuyến tập Nguyễn Binh, NXB Văn học, 1986, tr. 66)
Sau khi đọc
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Xuân về (trang 77): Liệt kê một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ.
Trả lời:
Một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ:
- Lá nõn, nhành non
- Người dân nghỉ việc đồng
- Lúa thì con gái
- Hoa bưởi, hoa cam rụng
- Các cô, các bà trẩy hội chùa.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Xuân về (trang 77): Phát biểu cảm nhận về một hình ảnh đặc trưng cho bức tranh mùa xuân làng quê Việt Nam trong bài thơ.
Trả lời:
– Lá nõn, nhành non: Hình ảnh lá nõn, nhành non trong mùa xuân bắt đầu đâm chồi, tượng trưng cho sự tươi mới của thiên nhiên.
– Người dân nghỉ việc đồng: Hình ảnh gợi lên không khí vui tươi và thư giãn sau những công việc đồng áng hàng ngày để tận hưởng không khí của mùa xuân.
– Lúa thì con gái: Lúa lúc này giống như một cô gái mới lớn, tràn đầy sức sống, xuân thì. Con gái là danh từ đã trở thành tính từ để làm rõ tính chất của lúa: còn non, còn xanh, rất mượt, rất đẹp.
– Hoa bưởi, hoa cam rụng: Chi tiết hoa bưởi, hoa cam rụng tạo nên bức tranh tuyệt đẹp và sự thoáng đãng của mùa xuân, khi cây trở nên nặng trĩu với hoa và quả.
– Các cô, các bà trẩy hội chùa: Hình ảnh các cô, các bà trẩy hội tại chùa tạo ra hình ảnh của sự vui tươi, sôi động của lễ hội trong không khí mùa xuân.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 10 CTST - Soạn bài Xuân về (trang 77):Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết nhan đề Xuân về đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo ấy như thế nào.
Trả lời:
- Chủ đề của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên và con người khi xuân về.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng trữ tình, sự say đắm với khung cảnh mùa xuân.