Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

I. Nhật Bản

1. Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1951

- Cải cách dân chủ toàn diện:

+ Chính trị: Xóa bỏ quân phiệt, ban hành Hiến pháp mới (1947).

+ Kinh tế: Cải cách ruộng đất, giải tán tài phiệt.

+ Giáo dục: Hiện đại hóa.

=> Kết quả: Nhật Bản phục hồi nhanh, tạo tiền đề cho phát triển sau này.

2. Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1991

- Chính trị: Dân chủ hóa, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền lâu dài.

- Đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mỹ, mềm mỏng với châu Á.

- Kinh tế:

+ Tăng trưởng “thần kỳ” (1960–1973), trở thành trung tâm tài chính thế giới.

+ Sau 1973: tăng trưởng chậm nhưng vẫn là cường quốc kinh tế.

II. Trung Quốc

1. Trung Quốc từ năm 1945 đến năm 1949

- Những năm 1945 - 1946, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng tiến hành hiệp thương, hoà giải nhưng không thành công.

- Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

- Ngày 1-10-1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

- Sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa lớn:

+ Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của chủ nghĩa đế quốc và xoá bỏ tàn dư chế độ phong kiến hàng nghìn năm;

+ Đưa đất nước Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội;

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ châu Âu sang châu Á.

2. Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1991

a) Tình chính trị

- Đối nội: Ổn định ban đầu, sau đó bất ổn vì “Đại cách mạng văn hóa” (1966–1976).

- Đối ngoại:

+Xung đột với Ấn Độ, Liên Xô, Việt Nam.

+Cải thiện quan hệ với Mỹ (1972), mở rộng hợp tác từ 1978.

b) Tình hình kinh tế

+ 1953–1957: Kế hoạch 5 năm đầu thành công.

+ 1958–1978: Kinh tế hỗn loạn do “Ba ngọn cờ hồng”.

+ Từ 1979: Cải cách – mở cửa, đạt thành tựu rõ rệt.

III. Ấn Độ

1. Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1950

- Trong giai đoạn 1945 - 1950, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, với nhiều hình thức như biểu tỉnh, bãi công, khởi nghĩa vũ trang,...

- Một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ (1945 - 1950):

+ Năm 1946, nổ ra hàng trăm cuộc đấu tranh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thuỷ binh ở Bom-bay.

+ Năm 1947, Thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, thực hiện phương án Mao-bát-tơn, chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị: Ấn Độ theo Ấn Độ giáo, Pa-ki-xtan theo Hồi giáo.

+ Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ.

2. Ấn Độ từ năm 1950 đến năm 1991

a) Tình hình chính trị

- Đối nội:

+ Ổn định dưới thời Nehru (1947–1965).

+ Sau 1965: Bất ổn, phân hóa trong Đảng Quốc đại.

- Đối ngoại:

+ Chính sách hòa bình, trung lập.

+ Đồng sáng lập Phong trào Không liên kết.

- Kinh tế – khoa học:

+ “Cách mạng xanh” → xuất khẩu gạo.

+ Đứng thứ 10 TG về công nghiệp.

+ Thử bom nguyên tử (1974), phóng vệ tinh (1975).

+ “Cách mạng chất xám”: mạnh về phần mềm.

+ Tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn kinh tế.

IV. Các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 1991

1. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

- Từ năm 1945, cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước trong khu vực Đông Nam Á từng bước giành thắng lợi.

+ 1945, In-đô-nê-xi-a (8-1945), Việt Nam (8-1945), Lào (10-1945) tuyên bố độc lập.

+ 1946 - 1948, một số nước Đông Nam Á giành độc lập như Phi-lip-pin (7-1946), Miến Điện (1-1948).

+ 1957 - 1959, Mã Lai (8-1957), Xin-ga-po (1959) giành độc lập.

+ 1984, Bru-nây tuyên bố độc lập.

2. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

- 5 nước sáng lập ASEAN (1967): Chuyển từ kinh tế hướng nội → hướng ngoại → tăng trưởng cao.

- Miến Điện: Chính sách khép kín, kinh tế chậm phát triển.

- Brunei: Giàu nhờ dầu khí, gia nhập ASEAN (1984).

- 3 nước Đông Dương:

+ Việt Nam, Lào: xây dựng XHCN, cuối thập niên 1980 tiến hành Đổi mới.

+ Campuchia: chấm dứt Khơ-me đỏ (1979), Hiệp định Paris (1991) mở ra hòa bình.

3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Thành lập 8/8/1967, với 5 nước sáng lập.

- Hiệp ước Ba-li (1976): thúc đẩy hợp tác.

- 1984: Brunei gia nhập.