Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

I. Nhật Bản

- 1918 - 1929: Kinh tế phát triển nhưng gặp khủng hoảng do thiên tai và lạm phát. Cuộc bạo động gạo năm 1918 có 10 triệu người tham gia. Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời (1922).

- 1929 - 1933: Đại suy thoái tác động mạnh, đời sống nhân dân khó khăn.

- 1933 - 1945: Nhật phát xít hóa bộ máy nhà nước, xâm chiếm Mãn Châu (1931), mở rộng chiến tranh Trung Quốc (1937), tấn công Trân Châu Cảng (1941), mở rộng chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương. Đầu hàng ngày 15/8/1945.

II. Trung Quốc

- 1919: Phong trào Ngũ Tứ nổ ra, lôi cuốn công nhân, nông dân, trí thức yêu nước.

- 1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.

- 1927 - 1937: Nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.

- 1937: Nhật mở rộng chiến tranh, Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản hợp tác chống Nhật.

III. Ấn Độ

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào chống Anh tiếp tục phát triển, Đảng Cộng sản Ấn Độ ra đời (1925).

- Dưới sự lãnh đạo của M. Gan-đi: Nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hóa Anh.

+ 1930: Hành trình muối phản đối độc quyền muối của Anh.

+ 1939 - 1945: Phong trào yêu cầu Anh "Rời Ấn Độ", dẫn tới từng bước trao quyền tự trị.

IV. Đông Nam Á

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Khuynh hướng tư sản: Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a, Việt Nam Quốc dân Đảng, khởi nghĩa Yên Bái.

+ Khuynh hướng vô sản: Thành lập các đảng cộng sản ở In-đô-nê-xi-a (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin (1930).

+ Chiến tranh thế giới thứ hai: Thành lập mặt trận chống phát xít, kháng chiến chống Nhật. Tháng 8-1945, cách mạng thành công ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.