I. Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991
1. Chính trị
- Đối nội: Củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường an ninh.
- Đối ngoại: Duy trì hòa bình, ủng hộ phong trào độc lập dân tộc, đối phó với Mỹ trong Chiến tranh lạnh.
- Kết quả: Chính trị ổn định, nâng cao địa vị quốc tế nhưng từ thập niên 1980 bắt đầu khủng hoảng.
2. Kinh tế
- 1946 - 1950: Khôi phục kinh tế sau chiến tranh, chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
- 1950 - 1970: Tốc độ tăng trưởng 9,6%/năm, trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới.
- 1973 - 1991: Khủng hoảng năng lượng, kinh tế trì trệ do lãnh đạo chậm cải cách.
3. Xã hội, văn hóa
- Công nhân, trí thức tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện.
- Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục và khoa học.
II. Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
1. Chính trị
- 1944 - 1945: Nhân dân giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.
+ Đối nội: Tăng cường vai trò nhà nước, tổ chức công đoàn, văn hóa.
+ Đối ngoại: Quan hệ chặt chẽ với Liên Xô, ủng hộ cách mạng thế giới.
2. Kinh tế
- 1945 - 1949: Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp.
- 1950 - 1975: Thực hiện kế hoạch 5 năm, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, điện khí hóa toàn quốc.
- Đến thập niên 1970: Trở thành nước công - nông nghiệp, đời sống nhân dân cải thiện.
3. Xã hội, văn hóa
- Xóa bỏ giai cấp bóc lột, công nhân - nông dân là lực lượng chủ đạo.
- Thực hiện cách mạng văn hóa, xây dựng tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
III. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô
- Cuối thập niên 1980: Bất ổn chính trị, khủng hoảng nghiêm trọng.
+ Đông Âu: 1989, đa nguyên chính trị, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ.
+ Liên Xô: 25/12/1991, Goóc-ba-chốp từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa chấm dứt.
- Nguyên nhân sụp đổ:
+ Sai lầm về đường lối kinh tế - xã hội, cải tổ không phù hợp.
+ Không tận dụng tốt thành tựu khoa học - kỹ thuật.
+ Vi phạm quyền dân chủ, bị các thế lực thù địch chống phá.