I. Nước Mỹ
1. Tình hình chính trị
- Đối nội: Cải thiện tình hình xã hội, ban hành đạo luật chống Đảng Cộng sản Mỹ và phong trào công nhân.
- Đối ngoại:
+ Chiến lược toàn cầu nhằm chống Liên Xô và khống chế các nước đồng minh.
+ Tăng cường chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.
+ 1989: Mỹ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh.
+ Thiết lập liên minh quân sự, hỗ trợ chính quyền thân Mỹ.
2. Kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Công nghiệp Mỹ chiếm 56,4% sản lượng toàn thế giới (1948).
+ Nông nghiệp Mỹ sản xuất gấp đôi Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật cộng lại (1949).
+ Mỹ sở hữu hơn 50% số tàu biển.
+ Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế toàn cầu.
- 1973 - 1991:
+ Khủng hoảng năng lượng làm suy thoái kinh tế Mỹ (1973 - 1982).
+ 1983: Mỹ phục hồi, vẫn giữ vị trí đầu thế giới về kinh tế - tài chính.
II. Các nước Tây Âu
1. Tình hình chính trị
- Đối nội: Củng cố chính quyền tư sản, cải cách dân chủ, ổn định xã hội, ngăn chặn phong trào công nhân.
- Đối ngoại:
+ Khôi phục sự thống trị ở thuộc địa, nhưng từng bước phi thực dân hóa.
+ Liên minh với Mỹ, tham gia NATO.
+ Từ 1960 - 1970: Đẩy mạnh liên minh khu vực.
2. Tình hình kinh tế
- 1945 - 1949: Nhận viện trợ Mỹ qua Kế hoạch Mác-san, phục hồi nhưng phụ thuộc vào Mỹ.
- 1950 - 1973:
+ Tăng trưởng 4,6%/năm, kinh tế phát triển nhanh chóng.
- 1967: Thành lập Cộng đồng châu Âu, thúc đẩy hợp tác kinh tế.
- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Tây Âu vượt Mỹ trong một số lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn.
- 1973 - 1991:
+ Khủng hoảng năng lượng gây suy thoái nhưng phục hồi vào thập niên 1980.
+ Tiếp tục là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới tư bản.