Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 12: Việt Nam trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

I. Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

- Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, bầu Quốc hội khóa I.

- Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập (2/3/1946) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

- Thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp.

- Hội Liên Việt ra đời (5/1946), tăng cường đoàn kết toàn dân.

- Hiến pháp đầu tiên được thông qua (9/11/1946).

- Xây dựng lực lượng vũ trang: đổi Việt Nam Giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn (9/1945) và Quân đội Quốc gia Việt Nam (6/1946); lực lượng dân quân, tự vệ phát triển mạnh.

II. Giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hoá, giáo dục

- Biện pháp để giải quyết nạn đói:

+ Ngắn hạn: Kêu gọi “Nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ gạo cứu đói”, điều hòa thóc gạo giữa các vùng, trừng phạt đầu cơ.

+ Dài hạn: Tăng gia sản xuất, khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”, miễn giảm thuế, phục hồi sản xuất nông nghiệp.

- Biện pháp để giải quyết khó khăn tài chính:

+ Kêu gọi đóng góp qua phong trào “Tuần lễ vàng” và xây dựng “Quỹ độc lập”.

+ Đồng tiền Việt Nam mới chính thức lưu hành (11/1946).

- Biện pháp để giải quyết tàn dư Việt Nam của chế độ phong kiến - thực dân:

+ Giáo dục: Phong trào Bình dân học vụ xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người (8/9/1945).

+ Văn hóa: Đảm bảo quyền tự do báo chí, phản ánh công cuộc xây dựng đất nước.

III. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại Nam Bộ

- Ngày 2/9/1945, Pháp nổ súng vào người dân Sài Gòn.

- Đêm 22-23/9/1945, Pháp đánh úp cơ quan chính quyền Nam Bộ.

- Quân dân Nam Bộ kháng chiến quyết liệt, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhiều thanh niên gia nhập đội quân “Nam tiến”.

=> Kết quả: Pháp bị giam chân, thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến lâu dài.