Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 21: Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

I. Cách mạng khoa học - kỹ thuật

- Bắt đầu: Từ những năm 40 (thế kỉ XX) tại Mỹ, lan rộng toàn cầu.

- Từ thập niên 70: Trọng tâm là công nghệ, gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.

- Thế kỉ XXI: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự kết nối thế giới thực và ảo.

* Thành tựu tiêu biểu:

- Khoa học cơ bản: Phát minh lớn trong Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

- Công cụ sản xuất mới: Máy tính (1946), rô-bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

- Công nghệ số: Internet (1957), trình duyệt web (1990), AI, Big Data, IoT.

- Nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, mặt trời, gió.

- Vật liệu mới: Pô-li-me, nhựa tổng hợp, bán dẫn.

- Công nghệ sinh học: Tiến bộ trong công nghệ gen, công nghệ tế bào.

- Giao thông: Tàu siêu tốc, máy bay siêu âm.

- Chinh phục vũ trụ: Phóng vệ tinh (1957), Ga-ga-rin bay vào vũ trụ (1961), Amstrong lên Mặt Trăng (1969).

* Tác động:

- Tích cực: Giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, cải thiện đời sống.

- Tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, sự phụ thuộc vào công nghệ.

II. Xu thế toàn cầu hóa

- Định nghĩa: Quá trình tăng sự liên kết, tác động giữa các quốc gia trên toàn cầu.

- Phát triển mạnh: Từ những năm 80 (thế kỉ XX), cốt lõi là toàn cầu hóa về kinh tế.

- Trụ cột chính:

+ Mạng lưới thông tin toàn cầu.

+ Hệ thống siêu thị, trụ sở, tài chính toàn cầu.

+ Các công ty xuyên quốc gia.

- Tác động:

+ Thế giới: Thúc đẩy giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh.

+ Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong đổi mới, hội nhập quốc tế.