Lý thuyết Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945

I. Phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1939

1. Phong trào cách mạng giai đoạn 1930 - 1931

- Hoàn cảnh:

+ Kinh tế suy thoái, đời sống nhân dân khốn khổ.

+ Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), kịp thời lãnh đạo phong trào.

- Diễn biến:

+ Phong trào bùng nổ cả nước, tiêu biểu ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Thành lập chính quyền Xô viết tại địa phương.

+ Pháp đàn áp khốc liệt → phong trào tạm lắng.

- Ý nghĩa:

+ Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.

+ Hình thành liên minh công - nông.

+ Là cuộc "diễn tập" cho Cách mạng Tháng Tám 1945.

2. Phong trào dân chủ giai đoạn 1936 - 1939

- Hoàn cảnh:

+ Chủ nghĩa phát xít đe dọa thế giới.

+ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, có chính sách nới lỏng ở thuộc địa.

- Diễn biến:

+ Đông Dương Đại hội, mít tinh, bãi công, báo chí, nghị trường diễn ra sôi nổi.

+ Nổi bật: tổng bãi công ở Quảng Ninh (1936), mít tinh ở Hà Nội (1938).

- Ý nghĩa:

+ Củng cố khối đoàn kết dân tộc.

+ Tăng cường lực lượng cách mạng, giác ngộ chính trị quần chúng.

+ Để lại kinh nghiệm tổ chức, đấu tranh hợp pháp.

II. Cuộc vận động tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1939 - 1945)

1. Tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp - Nhật

- Tình hình thế giới: Năm 1939, thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự sụp đổ của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp và Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đã tác động tới tình hình Việt Nam.

- Tình hình Việt Nam:

+ Chính trị: Năm 1940, Nhật Bản tiến vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết cai trị Việt Nam. Nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh "một cổ hai tròng".

+ Xã hội: Pháp - Nhật xoá bỏ các quyền tự do dân chủ, tăng cường bắt lính, đàn áp nhân dân Việt Nam. Nạn đói xảy ra khiến hơn 2 triệu người chết.

+ Kinh tế: Pháp - Nhật cho tăng thuế, vơ vét tài nguyên, thóc, gạo để phục vụ chiến tranh khiến lương thực khan hiếm, giá cả tăng vọt.

+ Văn hóa - tư tưởng: Pháp - Nhật cấm tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, cấm in ấn, tàng trữ các tài liệu cách mạng, đóng cửa các toà soạn báo yêu nước, tiến bộ.

2. Sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

- Chuyển hướng chiến lược của Đảng:

+ Từ đấu tranh dân chủ → đấu tranh vũ trang giành độc lập.

+ Hội nghị Trung ương 6 (1939), 7 (1940), 8 (1941) điều chỉnh chiến lược.

+ Kẻ thù chính: Pháp - Nhật.

- Mặt trận Việt Minh ra đời (1941): Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp, giành độc lập.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước (1945):

+ Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức: phá kho thóc, đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần.

+ Là bước chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa.

3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

- Thời cơ:

+ Nhật đầu hàng Đồng minh (8/1945).

+ Quân Nhật rệu rã, chính quyền tan rã.

- Diễn biến:

+ 14/8 – 28/8/1945: Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng trên cả nước.

+ 19/8: Giành chính quyền tại Hà Nội.

+ 23/8: Giành chính quyền ở Huế.

+ 25/8: Thắng lợi ở Sài Gòn.

+ 2/9/1945: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Nguyên nhân:

+ Khách quan: Nhật đầu hàng, thời cơ thuận lợi.

+ Chủ quan: Có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, quần chúng yêu nước đoàn kết.

- Ý nghĩa:

+ Trong nước: Lật đổ Pháp - Nhật, chấm dứt phong kiến, giành độc lập.

+ Quốc tế: Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, góp phần đánh bại phát xít.