Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

1. Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991

* Chính trị

- Sau Thế chiến II, bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hóa hệ thống chính trị.

+ 1985, M. Goóc-ba-chốp lên làm Tổng Bí thư, khởi động cải tổ chính trị với khẩu hiệu "dân chủ hóa", "công khai hóa".

+ 1990, Goóc-ba-chốp được bầu làm Tổng thống.

+ 19/8/1991, đảo chính thất bại → Đảng Cộng sản bị đình chỉ, các nước cộng hòa tuyên bố độc lập.

+ 25/12/1991, Liên Xô tan rã.

* Kinh tế

+ 1946-1950, khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

- 1950-1975, xây dựng chủ nghĩa xã hội:

+ Trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới.

+ Phóng vệ tinh nhân tạo (1957), tàu vũ trụ có người lái (1961).

+ Từ giữa 1970, kinh tế trì trệ, cải tổ từ 1985, nhưng dẫn đến khủng hoảng (1989-1991).

* Xã hội - Văn hóa

+ Công nhân & trí thức chiếm tỷ lệ lớn, nhưng khó khăn kinh tế khiến niềm tin vào CNXH suy giảm.

+ Văn hóa phát triển mạnh, giáo dục miễn phí.

+ Cuối 1980, tư tưởng chống CNXH gia tăng do buông lỏng quản lý văn hóa.

2. Các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

- Chính trị

+ 1944-1946, với sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

+ 1949, Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời.

+ Từ 1980, chính trị bất ổn, nhiều nước thực hiện tuyển cử tự do (1989) → CNXH bị xóa bỏ.

- Kinh tế

+ Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp, công nghiệp hóa.

+ Từ 1970, nền kinh tế suy giảm, đến 1988-1991, tất cả rơi vào khủng hoảng.

+ 1991, Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) giải thể.

- Xã hội - Văn hóa

+ Giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, công nhân - nông dân làm chủ đất nước.

+ Kinh tế suy thoái từ cuối 1970 → đời sống khó khăn, biểu tình, bãi công gia tăng.

+ Giáo dục miễn phí, xóa mù chữ.

+ Cuối 1980, xuất hiện ấn phẩm chống CNXH, tuyên truyền đa nguyên.