1. Phong trào cách mạng (1918-1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)
- Phong trào cách mạng ở châu Âu (1918-1923) do hậu quả của Thế chiến I và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
- Đức: Lật đổ chế độ quân chủ (9/11/1918) → thành lập Đảng Cộng sản Đức (12/1918).
- Anh & Pháp: Bãi công lớn (Anh: 6,5 triệu người, Pháp: hơn 1 triệu người).
- Nhiều Đảng Cộng sản ra đời: Đức, Hung-ga-ri, Pháp, Anh, Ý...
- Quốc tế Cộng sản (tháng 3/1919) tại Mát-xcơ-va → tổ chức quốc tế lãnh đạo cách mạng.
2. Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929-1933) và chủ nghĩa phát xít
- Khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ (10/1929) → lan rộng.
- Nguyên nhân: Sản xuất vượt nhu cầu, kinh tế suy thoái.
- Hậu quả: Khủng hoảng toàn diện, trầm trọng nhất năm 1932.
* Giải pháp:
+ Anh & Pháp: Cải cách kinh tế - xã hội.
+Đức, Ý, Nhật: Phát xít hóa, độc tài, chiến tranh.
3. Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- Chính trị:
+ Đảng Cộng hòa cầm quyền, duy trì kinh tế tư bản.
+ Năm 1930, Đảng Dân chủ thắng cử.
+ Đối ngoại: Chống Liên Xô, duy trì học thuyết Mơn-rô, sau đó cải thiện quan hệ (1933).
- Kinh tế:
+ Giai đoạn hoàng kim trong những năm 1920.
+ Khủng hoảng 1929 làm kinh tế Mỹ suy yếu.
+ Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven giúp phục hồi kinh tế, giảm thất nghiệp, ổn định xã hội.