Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 20: Châu Á từ năm 1991 đến nay

1. Các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay

a) Nhật Bản

- Kinh tế Nhật Bản trì trệ, tăng trưởng chậm nhưng vẫn là trung tâm tài chính lớn.

- 2010: Trung Quốc vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

- Nhật Bản vẫn có chất lượng sống cao, thu nhập bình quân cao (hơn 39.000 USD), tuổi thọ thuộc nhóm cao nhất thế giới (85 tuổi).

b) Hàn Quốc

- Trở thành nước công nghiệp mới (NIC), một trong bốn "con rồng" châu Á.

- Định hướng sản xuất thay đổi, tập trung vào công nghệ cao.

- Đầu thế kỷ XXI, tăng trưởng ổn định, là nền kinh tế lớn hàng đầu, dẫn đầu chuỗi cung ứng về chất bán dẫn và ô tô.

c) Trung Quốc

- Đẩy mạnh cải cách mở cửa, xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

- 1991-2021: GDP tăng mạnh, Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (2010).

- Đô thị hóa nhanh, mức sống tăng.

- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng thấp, ô nhiễm môi trường cao, khoảng cách giàu-nghèo lớn.

2. Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay

a) Từ “ASEAN 6” thành “ASEAN 10”

- 1995: Việt Nam gia nhập.

- 1997: Lào, Myanmar vào ASEAN.

- 1999: Campuchia gia nhập → ASEAN 10, hợp tác kinh tế và hòa bình.

- 1992: Ký kết AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN).

- 2007: Hiến chương ASEAN ra đời, tăng cường liên kết.

- 2015: Thành lập Cộng đồng ASEAN, mở ra giai đoạn hợp tác mới.

- 2020: Ký kết RCEP, khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

b) Cộng đồng ASEAN từ 2015 đến nay

- Mục tiêu: Gắn kết về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, hợp tác quốc tế.

- Ba trụ cột:

+ Chính trị-an ninh (APSC): Hòa bình, ổn định khu vực.

+ Kinh tế (AEC): Thị trường chung, cạnh tranh toàn cầu.

+ Văn hóa-xã hội (ASCC): Nâng cao chất lượng sống, phát triển bền vững.

- Ý nghĩa: Thúc đẩy liên kết ASEAN, nhưng vẫn còn nhiều khác biệt giữa các nước thành viên.