Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

1. Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1931

* Nguyên nhân

+ Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) tác động đến Việt Nam.

+ Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo cuộc đấu tranh trên toàn quốc.

* Diễn biến chính

- Đầu năm 1930, công nhân, nông dân bãi công, biểu tình đòi cải thiện đời sống.

- Từ tháng 5/1930, phong trào lan rộng.

- Đỉnh cao (9-10/1930) ở Nghệ An, Hà Tĩnh: chính quyền thực dân tê liệt, xuất hiện Xô viết Nghệ-Tĩnh.

+ Chính trị: ban bố quyền tự do, dân chủ.

+ Kinh tế: bãi bỏ thuế vô lý, chia ruộng đất cho dân nghèo.

+ Xã hội: xóa bỏ tệ nạn, mở lớp dạy chữ.

- Đầu năm 1931, thực dân Pháp khủng bố ác liệt → phong trào tạm lắng.

* Ý nghĩa

+ Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.

+ Liên minh công-nông được hình thành.

+ Bài học quý báu cho phong trào cách mạng sau này.

2. Phong trào cách mạng trong những năm 1936-1939

* Nguyên nhân

- Quốc tế Cộng sản (1935) chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít.

- Pháp (1936): Mặt trận Nhân dân lên nắm quyền, thực hiện một số chính sách tiến bộ.

- Hội nghị Trung ương Đảng (7/1936) xác định nhiệm vụ trước mắt:

+ Chống phản động, phát xít, nguy cơ chiến tranh.

+ Đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

+ Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

* Diễn biến chính

- Phong trào Đông Dương đại hội (1937): hàng loạt cuộc biểu tình, bãi công thu thập nguyện vọng nhân dân.

- Đấu tranh nghị trường: Đảng vận động ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kì, Bắc Kì, Nam Kì.

- Báo chí cách mạng phát triển với các tờ Tiền phong, Dân chúng, Lao động.

=> Cuối năm 1938, phong trào bị thu hẹp, chấm dứt khi Chiến tranh thế giới II nổ ra (9/1939).

* Ý nghĩa

+ Buộc thực dân Pháp nhượng bộ về dân sinh, dân chủ.

+ Là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám 1945.

+ Đảng tích lũy kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng.