Lý thuyết Lịch Sử 9 Kết nối tri thức Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến năm 1930

- Tại Pháp

+ 1919: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Gửi "Yêu sách của nhân dân An Nam" tới Hội nghị Véc-xai (1919).

+ 1920: Đọc Luận cương của Lê-nin → tìm thấy con đường cứu nước. Tham gia Đại hội Tua (1920) → Thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

+ 1921-1922: Lập Hội Liên hiệp thuộc địa, chủ bút báo Người cùng khổ.

- Tại Liên Xô

+ 1923: Được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân.

+ 1924: Tham luận tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.

- Tại Trung Quốc

+1925-1927: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Xuất bản báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng.

+ 1927: Xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh.

+ 1929: Hoạt động tại Pháp, Đức, Xiêm... trước khi trở lại Trung Quốc.

2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Sự ra đời các tổ chức cộng sản (1929)

+ Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng 6/1929).

+ An Nam Cộng sản Đảng (tháng 8/1929).

+ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (tháng 9/1929).

=> Ý nghĩa: Thể hiện sự trưởng thành của giai cấp công nhân, chuẩn bị cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)

+ Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (Trung Quốc).

+ Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thành lập với đường lối cách mạng dân tộc dân chủ.

* Cương lĩnh chính trị đầu tiên

+ Mục tiêu: Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, giành độc lập.

+ Lực lượng: Giai cấp công - nông là nòng cốt, liên kết với tiểu tư sản, trí thức, trung nông.

+ Phương hướng: Xây dựng Chính phủ công - nông - binh, tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày nghèo.

=> Ý nghĩa sự ra đời của Đảng

+ Chấm dứt khủng hoảng đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo.

+ Tạo nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của cách mạng Việt Nam.