1. Nhật Bản từ năm 1918 đến năm 1945
- Giai đoạn 1918-1929
+ Sau Thế chiến I, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh nhưng chỉ kéo dài 18 tháng, sau đó suy thoái (1920-1921).
+ Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân gia tăng do đời sống khó khăn.
+ Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập, lãnh đạo phong trào công nhân.
+ Kinh tế phục hồi năm 1926 nhưng không ổn định, khủng hoảng tài chính Tô-ki-ô (1927) khiến kinh tế suy thoái.
- Giai đoạn 1929-1945
+ Cuộc đại suy thoái (1929-1933): Sản lượng công nghiệp giảm mạnh, thất nghiệp tăng, xã hội bất ổn.
+ Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh quân sự hóa, xâm lược để giải quyết khủng hoảng.
+ Xâm lược Trung Quốc (1931), tạo căng thẳng tại châu Á - Thái Bình Dương.
+ Chiến tranh thế giới II: Nhật xâm lược Đông Dương (1940), đánh Trân Châu Cảng (1941), mở rộng chiến tranh.
+ Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, kết thúc Thế chiến II.
2. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
a. Khái quát
- Cách mạng tháng Mười Nga (1917) tác động sâu rộng đến các nước châu Á.
- Hai khuynh hướng đấu tranh:
+ Dân chủ tư sản (Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ).
+ Vô sản (Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ).
b. Cách mạng Trung Quốc (1919-1945)
+ Phong trào Ngũ Tứ (1919) chống sự xâm lược của đế quốc.
+ Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập (1921), đối đầu với Quốc Dân Đảng.
+ Nội chiến (1927-1937) giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản.
+ Nhật Bản mở rộng xâm lược (1937) → hai phe hợp tác chống Nhật.
c. Phong trào Đông Nam Á (1918-1945)
+ Giai đoạn 1919-1939: Phong trào cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo nổi lên ở nhiều nước:
+ Khởi nghĩa ở Indonesia (1926-1927).
+ Xô viết Nghệ-Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam.
+ Giai đoạn 1940-1945: Phát xít Nhật xâm lược Đông Nam Á.